Làm chuồng lợn cần phải phù hợp với từng loại, từng lứa, đảm bảo thoáng khí, ít bụi, sạch bệnh, tỉ lệ khí độc ở mức thấp nhất. Thực tế cho thấy năng suất sẽ giảm từ 15 – 30% nếu thiết kế chuồng trại chăn nuôi lợn thịt không đúng kỹ thuật. Do đó để bà con chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất, khomay3a.com xin giới thiệu mẫu bản vẽ thiết kế chuồng nuôi lợn và cách thiết kế chuồng nuôi thông minh, chuyên nghiệp, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Nguyên Tắc Khi Thiết Kế Chuồng Nuôi Lợn

Một nguyên tắc bất di bất dịch cho các chủ trang trại nuôi lợn khi làm chuồng đó là phải phân chia và thiết kế các khu nuôi lợn khác nhau, không nuôi chung nếu không cùng lứa. Bao gồm:

  • Khu nuôi lợn đực giống
  • Khu nuôi lợn sinh sản
  • Khu nuôi lợn con cai sữa
  • Khu nuôi lợn nái chờ phối và chăm sóc giai đoạn chửa
  • Khu chăn nuôi lợn thịt

Trong đó chuồng nuôi heo thịt xuất bán cần phải thiết kế hợp lý, khoa học để thuận tiện cho khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh từ đó cung cấp sản lượng thương phẩm tốt nhất, chất lượng nhất cho thị trường, giảm hao hụt khi chăn nuôi.

Các Yếu Tố Cần Chú Ý Khi Thiết Kế Chuồng Lợn

Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố đầu tiên tác động đến quá trình tích lũy protein trong cơ thể của lợn. Nếu trời quá lạnh, đàn lợn sẽ giảm hô hấp. Trời quá nóng sẽ giảm ăn. Do đó nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi các loại lợn sẽ nên duy trì ở mức 15 – 26,7 ℃

​Ẩm độ

Ẩm độ là yếu tố tác động trực tiếp đến cơ thể, quá trình phát triển của cả đàn lợn. Ẩm độ quá cao làm hạn chế độ bốc hơi trên da, ảnh hưởng đến hô hấp, lao hao tổn nhiệt. Ẩm độ quá thấp sẽ tiêu hao lượng nước khiến cho quá trình trao đổi chất khó khăn, lợn chậm lớn.

Ẩm độ thích hợp từ 70 – 80%

Độ thoáng khí

Độ thoáng khí trong chuồng lợn là yếu tố tác động đến sự khuếch tán nhiệt độ trong chuồng nuôi và nhiệt độ trên da lợn. Độ thoáng khí tốt có nghĩa là các khí độc như amoniac, sunfua hidro, amino acid đều ở mức thấp.

Xem Thêm:   Gà Tre Là Gì? Đặc Điểm, Kỹ Thuật Nuôi, Chăm Sóc Gà Tre Chi Tiết
        Mùa hè (m3/giờ)        Mùa đông (m3/giờ)
 Lợn con 272 34

Hướng làm chuồng lợn tốt nhất

Làm chuồng lợn công nghiệp nên xây theo hướng đông nam hoặc hướng nam. Hướng này đón ánh nắng buổi sáng giúp chuồng luôn khô ráo, thoáng mát, diệt khuẩn, tái tạo vitamin D trên da tốt cho quá trình trao đổi chất, tái tạo xương, tăng cường độ hô hấp và tuần hoàn máu, kích thích tuyến yên làm tăng hormon sinh dục ở lợn nái.

Hướng đông nam mát về mùa hè, ấm về mùa đông tương thích với nhu cầu phát triển của đàn lợn.

25+ Mẫu bản Vẽ Thiết Kế Chuồng Nuôi Lợn Kèm Dự Toán Chi Phí Chi Tiết

Một Số Mẫu Bản Vẽ Chuồng Nuôi Lợn Cơ Bản

Bản vẽ chuồng heo nái đơn giản tiết kiệm

Để có một chuồng heo đẹp và hoàn chỉnh bạn cần có một bản vẽ và lên kích thước chuồng. Kích thước của chuồng phụ thuộc vào kích thước của heo nái. Thường những con heo nái sẽ có trọng lượng lớn nên cần thiết kế chuồng rộng rãi. Để heo có không gian thoải mái và tự do đi lại. Chiều rộng của tường bạn nên xây khoảng 70 cm hoặc có thể cao hơn tùy vào địa hình chăn nuôi chỗ bạn. Chiều dài của chuồng phụ thuộc vào số lượng và độ lớn của heo con ở trong chuồng.

Bản vẽ chuồng heo nái

Sau đó bạn nên xác định chiều cao của tường để thiết kế sao cho phù hợp. Để tránh việc heo sẽ thoát được ra ngoài. Thường chiều cao khoảng 1m. Khoảng cách từ sàn đến chân tường là 30 – 45 cm. Với kích thước như vậy là vừa đủ tránh để khoảng trống quá lớn heo sẽ dễ đi ra ngoài.

Xây chuồng heo cơ bản

Về xây dựng chuồng trại ta tuân thủ theo quy định chung.  Với chuồng kín nên xây dựng theo hướng Đông Tây. Xây chuồng heo cần xa khu dân cư, thuận tiện dường giao thông, thuận tiện chất thải, thuận tiện và chủ động nguồn nước sạch cùng với nguồn điện.

Xây dựng cơ bản

Chuồng nuôi heo chửa, heo đực, heo nái, heo cai sữa, heo thịt.  50m x 8m  = 400m²
Tổng  = 400m²

Tiền xây dựng cơ bản 1m² theo giá thị trường 500.000 đ/m² = 200.000.000 đ (1)

Dự toán hệ thống thiết bị trong xây chuồng heo 30 nái

Dự toán giá thiết bị trong xây chuồng heo dựa trên giá thị trường hiện tại, do có rất nhiều chủng loại có chất lượng khác nhau. Với quy mô trại 30 heo nái ta cần xây 24 ô nái chửa, 1 ô đực giống, 6 ô nái đẻ, 6 ô cai sữa, 8 ô nuôi heo thịt.

Bản vẽ mặt bằng trại 30 heo nái

Bản vẽ mặt bằng trại 30 heo nái

02 Dự toán xây chuồng heo hậu bị, heo nái chửa, heo đực giống

Mặt bằng chuồng heo nái và cai sữa

Mặt bằng chuồng heo nái và cai sữa

a4

 Mặt cắt chuồng nái mang thai

Dự toán heo hậu bị, heo nái chửa, heo đực giống

Chuồng heo chửa có máng ăn núm uống 0,8m x 2,2m 24 bộ x 1.500.000 đ  = 36.000.000 đ
Chuồng heo đực có máng ăn núm uống 1 bộ x 2.500.000 đ  = 2.500.000 đ
Hệ thống làm mát (Quạt, tấm làm mát, hệ thống điều khiển tự động cho cả dãy) 1x 65.000.000đ  = 65.000.000 đ
Tổng cộng (2)  = 103.500.000 đ
Xem Thêm:   Quy Trình Phòng Bệnh Cho Gà Đúng Kỹ Thuật, An Toàn Hiệu Quả

Dự toán xây dựng chuồng heo đẻ

Mặt cắt chuồng heo nái mang thai

Dự toán  xây dựng chuồng nuôi heo đẻ

Chuồng heo đẻ có sàn nhựa đan bê tông, máng ăn núm uống 1,8m x 2,2m 6 bộ x 5.200.000đ  = 31.200.000 đ
Tổng  (3)  = 31.200.000 đ

Xây chuồng cai sữa

Bố trí chuồng heo cai sữa

Bố trí chuồng heo cai sữa

Dự toán xây dụng chuồng heo cai sữa

– Máng ăn tự động 12,5 kg 6 bộ x 500.000 đ  = 3.000.000 đ
– Tấm đan 100 x 95.000 đ  = 9.500.000đ
–  Núm uống 24 cái x 35.000 đ  = 840.000 đ
– Tổng cộng  (4)  = 13.340.000 đ

Xây chuồng heo thịt

Thiết kế chuồng heo thịt

Dự toán xây dựng chuồng nuôi heo thịt

Máng ăn tự động 25kg 8 bộ x 1.200.000 đ  = 9.600.000 đ
Núm uống 36 cái x 35.000 đ  = 1.260.000 đ
Tổng cộng  (5)  = 10.860.000 đ

Tổng đầu tư xây dựng + thiết bị trong xây chuồng heo

Tổng chi phí đầu tư xây dựng và trang thiết bị bao gồm: (1) + (2) + (3) + (4) + (5)

Cụ thể bằng: 200.000.000 (đ) + 103.500.000 (đ) + 31.200.000 (đ) + 13.340.000 (đ) + 10.860.000 (đ) = 358.900.000 (đ).

Như vậy với 358,9 triệu đồng ta có thể xây chuồng heo hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống một trại heo quy mô 30 nái. Tuy nhiên mức giá trên chưa bao gồm giá thuê đất.

Mẫu chuồng nuôi lợn thịt 2 dãy song song

Chuồng lợn thịt 2 dãy song song là một trong những mẫu chuồng nuôi lợn thông minh đang được áp dụng phổ biến trong các trang trại quy mô lớn.

Kích thước chuồng:

  • Chuồng thiết kế 2 lớp mái, mái trên cách mái dưới từ 30 – 40cm
  • Chiều cao đến nóc mái cao nhất 4 – 4,5m
  • Chiều cao từ nền chuồng bên trong đến nóc mái dưới khoảng 2,5 – 2,8m
  • Chiều rộng của chuồng nuôi: 6,8 – 7m
  • Chiều dài của chuồng sẽ phụ thuộc vào số lượng đàn
  • Bên trong chuồng có lối đi ở giữa, chiều rộng lối đi khoảng 1,2m

Ưu điểm của kiểu chuồng này là phù hợp với quy mô chăn nuôi rộng lớn, nuôi tập trung, khép kín. Với kiểu chuồng nuôi lợn công nghiệp này, các chủ trang trại có thể nuôi lợn từ sau khi cai sữa đến khi đạt tuổi xuất chuồng với trọng lượng đạt từ 90 – 110kg/con.

Phân chia ô chuồng nuôi lợn thịt

Một trong những phương pháp nuôi heo thịt đạt năng suất cao là phần chia khu chuồng nuôi thành các ô nuôi.

Bà con có thể áp dụng 2 cách phân chia ô chuồng như sau:

  • Phân chia theo kiểu truyền thống

Đàn lợn cùng lứa sẽ được nuôi chung trong cùng một ô, diện tích mỗi ô có thể là 15 – 20m2 nuôi được hơn 20 con lợn. Mật độ trong chuồng này phải đảm bảo tối thiểu là 0,7 – 1m2/con thì mới đủ không gian sinh hoạt, đi lại, vận động. Mật độ này thay đổi theo kích thước của đàn lợn.

  • Phân chia ô nuôi nhốt lợn thịt chuyên nghiệp

Phân chia thành từng ô nhỏ có kích thước: rộng 3m, dài 5,5 – 6m. Trong chuồng chia thành 2 ngăn, một ngăn ngủ nghỉ và ăn uống với kích thước khoảng 9m2, ngăn còn lại lắp đặt hệ thống nước uống tự động, nơi tắm, vệ sinh lại đi lại của đàn lợn.

Xem Thêm:   Ampro Là Gì? Có Công Dụng Gì Trong Chăn Nuôi Và Cách Sử Dụng

Thiết kế máng ăn, máng uống trong chuồng lợn công nghiệp

Máng ăn:

Máng ăn cho chuồng nuôi công nghiệp tốt nhất hiện nay là máng làm bằng tôn mạ kẽm chống gỉ sét. lòng máng ăn thiết kế kiểu tròn.

Kích thước máng ăn cho lợn choai: đáy rộng 20 – 25cm, miệng rộng 25cm, độ sâu lòng 15cm, chiều dài 60cm.

Cơ giới hóa trong chăn nuôi lợn thịt công nghiệp là một trong những yếu tố mà các chủ trang trại cần quan tâm và áp dụng hiện nay. Trong đó khi làm chuồng, cần cơ giới hóa từ hệ thống trang thiết bị máy móc chế biến thức ăn cho đến dụng cụ chứa thức ăn và phân phối thức ăn vào từng ô chuồng.

Các chủ trang trại nên đầu tư hệ thống máy chế biến thức ăn nuôi lợn công suất lớn, đặc biệt là máy nghiền trộn thức ăn, máy ép cám viên để chủ động sản xuất thức ăn, giảm phụ thuộc vào tình hình biến động của thị trường. Và quan trọng hơn cả là giảm thiểu dịch bệnh từ thức ăn không rõ nguồn gốc, tiết kiệm chi phí chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh đó lắp đặt các dụng cụ chứa thức ăn và phân phối thức ăn ngay trong chuồng cũng là một hình thức cơ giới hóa, chuyên nghiệp hóa, tránh lãng phí thức ăn.

Máng uống:

Với máng uống, nên sử dụng núm uống (vòi tự động) để không gây ướt chuồng, giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm nhân công, đáp ứng nhu cầu nước uống hàng ngày của đàn lợn thịt.

Núm uống làm bằng hợp kim không gỉ hoặc bằng đồng, có một lưỡi gà và một lò xò để có khả năng tự động đóng – mở khi lợn uống nước.

Treo núm uống nước tự động cho mỗi ô nuôi cần đảm bảo:

 Loại lợn  Độ cao của núm (cm)
      Chếch 45 độ        Vuông góc 90 độ
 Lợn choai 25 – 50 Kg  55cm  50cm
 Lợn thịt từ 50kg trở lên  75cm  70cm

Hệ thống xử lý chất thải

Cứ khoảng 1 tấn phân chuồng tươi sẽ thải ra 0,24 tấn CO2 1 tấn. Do đó, trong chuồng nuôi phải thiết kế hệ thống xử lý chất thải. Hiện nay hệ thống xử lý phổ biến nhất là sử dụng hầm biogas. Ưu điểm:

  • Giúp làm giảm khí methane trong phân lợn
  • Giảm hiệu ứng nhà kính
  • Xử lý giảm thiểu ô nhiễm
  • Chất thải sau khi xử lý có thể thu hồi được khí biogas làm chất đốt

Trên đây là mẫu bản vẽ chuồng nuôi lợn cơ bản dành cho bạn tham khảo. Với những thông tin trên mong rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng quản để có thể xây dựng một chuồng heo hiệu quả để chăn nuôi thành công nhé. Chúc bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *