Sốt là tình trạng thân nhiệt tăng, gây khô miệng, mất nước. Thông thường, sốt không phải là một bệnh mà là cách cơ thể phản ứng lại với tình trạng viêm nhiễm bên trong cơ thể. Đối với lợn, sốt kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con vật. Vậy cách hạ sốt cho heo nái như thế nào là hiệu quả và an toàn nhất, mời bà con theo dõi ngay sau đây cùng Thành Công Farm nhé.

Nguyên nhân heo nái bị sốt

hạ sốt cho lợn

Có 3 nguyên nhân khiến heo nái bị sốt:

Trường hợp 1:Bị nhiễm khuẩn hoặc một số bệnh truyền nhiễm (tụ huyết trùng, đóng dấu…).

Trường hợp 2:Mắc một số bệnh nội khoa hoặc ngoại khoa gây ra sốt (viêm phổi, viêm dạ dày…).

Trường hợp 3:Do lợn nái có sự cố về sinh sản và nhiễm trùng gây viêm nhiễm cơ quan sinh sản (thai chết lưu, nhiễm khuẩn thối rữa gây viêm tử cung…)

Mỗi trường hợp, mỗi loại bệnh đều có biểu hiện triệu chứng riêng (bệnh truyền nhiễm cấp tính thì thời gian ủ bệnh ngắn, nhanh có biểu hiện sốt cao; bệnh viêm phổi thường kèm theo hiện tượng ho; bệnh viêm dạ dày, ruột thường kèm theo rối loạn tiêu hoá; bệnh viêm tử cung thường kèm theo hiện tượng chảy dịch mùi hôi thối ở tử cung…).

Xem Thêm:   Có Nên Kinh Doanh Hoa Quả Sấy Khô? ⚡️ +5 Loại Máy Móc Cần Sắm

Lợn mắc các loại bệnh gây viêm nhiễm đang thời kỳ phát bệnh truyền nhiễm thì việc can thiệp nhằm hạ sốt chỉ bằng Anagin và các biện pháp thông thường như chườm đá, … là ít có hiện quả.

Đối chiếu với trường hợp lợn nái nhà bạn, theo phân tích của chúng tôi, có thể bị nhiễm bệnh truyền nhiệm nào đó hoặc mắc bệnh nội khoa, sản khoa nghiêm trọng đang thời kỳ phát bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tìm bác sỹ thú y khám, xác định bệnh cụ thể và điều trị.

Cách Hạ Sốt Cho Heo Nái An Toàn Nhất

Do thời tiết thay đổi thất thường, sức đề kháng giảm, dẫn đến lợn bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh gây sốt, bỏ ăn. Cần điều trị nguyên nhân kết hợp nâng cao sức đề kháng, thể trạng của cơ thể lợn như sau:

  • Dùng 1 trong các thuốc có hoạt chất sau: ENROFLOXACIN hoặc DOXYCYCLINE hoặc  OXYTETRACYLINE hoặc FLORFENICOL tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền.
  • Dùng thuốc ANALGIN cho tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 ngày liền để giảm sốt.
  • Dùng thuốc CAFEIN và VITAMIN B1, C tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền.
  • Cho uống chất điện giải GLUCO-C + VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX hòa tan,  cho uống 3 lần/ ngày/ 10  ngày liền
  • Bổ sung MEN TIÊU HÓA SỐNG và VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX, KHOÁNG CHẤT PREMIX vào thức ăn cho ăn 1 tháng liền.
  • Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch thuốc sát trùng để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Điều Trị Heo Nái Bị Sôt Do Viêm Tử Cung

Để điều trị bệnh, dùng nước có pha thuốc tím 1% thụt rửa tử cung. Căn cứ tình trạng bệnh của heo nái, có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để điều trị: Hạ sốt: Analgine C; Kháng viêm: Dexamethasol, Hydrocortisol. Điều trị bằng kháng sinh có thể chọn một trong những loại kháng sinh sau đây: Baytril 5%: 1 ml/20 kg trọng lượng hoặc Genta – Tylosin. Bổ sung một số loại vitamin nhóm B,C cho heo nhằm tăng sức đề kháng.

Xem Thêm:   Nằm Mơ Thấy Chó Có Nghĩa Là Gì? Nên Đánh Lô Con Nào?

Phòng Trị Bệnh Cho Heo Nái An Toàn Ít Dịch Bệnh

Để hạn chế chứng sốt cho lợn nói chung, lợn nái nói riêng, bạn cần quan tâm đến một số việc trong quá trình chăn nuôi cụ thể như:

Tạo cho lợn môi trường an toàn về dịch bệnh

­– Quy hoạch, xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn cách xa nơi có nguồn ô nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài (chợ buôn bán gia súc, gia cầm; bệnh viện, các khu tập trung đông dân cư và khách du lịch…). Chuồng trại cần đảm bảo các điều kiện ấm về mùa đông, mát về mùa hè và không bị ẩm thấp, thiếu ánh sáng.

– Thực hiện vệ sinh, khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh định kỳ.

– Hạn chế tối đa việc xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài: xây dựng hố khử trùng tại cổng ra – vào khu chăn nuôi; thực hiện nghiêm chỉnh vịêc khử trùng người và các phương tiện vào khu chăn nuôi; không cho lợn ăn hoặc tiếp xúc với các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm chưa qua nấu chín…

– Thực hiện nuôi cách ly đàn lợn mới nhập, cách ly lợn khoẻ và lợn bệnh.

– Không nuôi chung lợn và các loại gia súc, gia cầm khác; ngăn động vật hoang vào chuồng (chuột, chồn…).

Để phòng bệnh bệnh này thì trước, sau khi đẻ cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng Virkon tỷ lệ 1:400, đảm bảo chuồng luôn khô ráo, thoáng. Khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng tay thật kỹ, đi găng tay. Sau khi đẻ thụt rửa tử cung 4 – 5 lần, trong vòng 2 – 3 ngày với dung dịch thuốc tím 1%. Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh cho heo, đảm bảo dinh dưỡng cho heo.

Xem Thêm:   Stefan de Vrij: Hậu vệ hàng đầu của bóng đá châu Âu

Tạo cho lợn nuôi có khả năng miễn dịch cao

– Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin phòng một số bệnh truyền nhiễm thông thường theo quy định của cơ quan thú y địa phương.

– Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và khai thác lợn hợp lý (cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển; không cho lợn nái phối cận huyết…).

– Theo dõi tình trạng sức khoẻ của đàn lợn hàng ngày, phát hiện nhanh và điều trị triệt để khi một cá thể hoặc đàn lợn có bệnh hoặc sự cố về sức khoẻ.

Trên đây là thông tin cụ thể để bạn có thể hạ sốt cho heo nái an toàn và hiệu quả nhất tại trang trại. Các biện pháp phòng bệnh để bạn có thể áp dụng để chăn nuôi lợn, nuôi heo thành công nhất nhé. Chúc bạn thành công nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *