Để tính chí phí sản xuất chính xác cho một kg thịt heo hơi là rất khó vì các biến số trong chi phí số mỗi nước mỗi nơi đều khác nhau và biến đổi theo thời vụ. Về cơ bản, chi phí sản xuất heo lệ thuộc vào những yếu tố sau:Giống, Giá thức ăn, thuốc thú y, Giá lao động, Giá điện nước, Khấu hao chuồng trại, Lãi vốn vay, Quản lý ……Vậy cách tính lợn hơi ra lợn thịt thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng Thành Công Farm nhé.
Danh Mục Bài Viết
Con lợn giết mổ nặng bao nhiêu?
Những người nông dân mới bắt đầu chăn nuôi để giết mổ trong tương lai quan tâm đến việc chúng nên nặng bao nhiêu. Trọng lượng cơ thể của những con lợn như vậy phụ thuộc vào giống của chúng, cũng như vào chế độ ăn. Ví dụ, lợn con màu trắng được coi là lợn thịt. Chúng có thể dễ dàng vỗ béo lên đến ba trăm kg. Nếu bạn không hạn chế khẩu phần ăn và cho chúng ăn trong ngày, cân nặng của chúng có thể cao hơn đáng kể.
Mặt khác, lợn con của Việt Nam rất nhỏ. Ngay cả với chế độ dinh dưỡng chuyên sâu, trọng lượng cơ thể của họ sẽ không vượt quá một trăm năm mươi kg.
2 Phương Pháp Tính Lợn Hơi Ra Lợn Thịt Chi Tiết
Cách 1: Nuôi heo nái cho sinh sản rồi nuôi heo con ra heo thịt
– Chi phí mua & Nuôi nái hậu bị {<1.800.000 + (100kg x 38.000)>/7lứa/}8=100.000vnđ
– Chi phí cho ra 1 con heo con tự nuôi: tốn 280 kg cám cho heo
nái mang thai x 11.000 vnđ/kg cám = 3.080.000 vnđ/8 heo con = 385.000 vnđ
– Chi phí nuôi tới xuất chuồng 100kg:
tốn 240kg cám heo thịt x 12.000 đồng = 2.880.000 vnđ
– Tổng cộng : 3.365.000 vnđ
– Giá thành cho một kg heo thịt: 33.365.500/100kg = 33.650 vnđ/kg thịt hơi
Cách 2: Mua heo con cai sữa rồi nuôi ra heo thịt giả sử
– Giá mua 1 con heo con tại các công ty: 20 kg x 65.000vnđ= 1.300.000 vnđ
– tốn 220 kg cám heo thịt x 12.000 đồng = 2.640.000 vnđ
– Tổng cộng: 3.365.000 vnđ
– Giá thành một kg heo thịt là: 3.365.000/100kg = 39.400 vnđ/kg thịt hơi
Theo hai cách tính trên, người chăn nuôi thịt heo hơi nào tự sản xuất được heo con sẽ giảm được chi phí sản xuất heo thịt khá nhiều. Để đơn giản, chúng ta giả dụ các chi phí khác (trừ heo và thức ăn) trong quá trình nuôi heo là 15% chi phí trên thì giá thành cho 1 kg thịt heo hơi là:
Cách 1: Giá thành: 33.650 + 33.650 x 15%* = 38.698 đồng/kg
Cách 2: Giá thành: 39.400 + 39.400 x 15%* = 45.310 đồng/kg
(* Tính theo quy ước chung)
Giá thành trung bình: (38.698 +45.310) = 42.004 đồng/kg (làm tròn 42.000 đồng/kg)
Theo cách tính này, nếu giá bán ra 38.000 đồng/kg người CN lỗ 200.000/1 tạ thịt heo hơi.
Không những vậy, giá thành sản xuất của người chăn nuôi nhỏ lẻ cũng cao hơn các công ty chăn nuôi do chính sách thuế của nhà nước. Những công ty nuôi heo tự sản xuất thức ăn, nuôi heo và chế biến ra thành phẩm thì không bị các loại thuế (ví dụ VAT) và phí. Nếu các công ty này chịu thuế đầu vào thì họ sẽ được hoàn thuế sau đó. Trong khi đó nông dân có đầu ra thuế bằng nên không được hoàn thuế. Vì vậy, người nông dân sản xuất ra 1 ký thịt sẽ có giá thành cao hơn so với các công ty chăn nuôi đồng thời người tiêu dùng cũng phải trả giá cao hơn khi mua thịt heo.
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR trong chăn nuôi heo thịt là gì?
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR trong chăn nuôi heo thịt phản ánh hiệu quả chăn nuôi heo thịt ở một giai đoạn chăn nuôi nào đó; là tỷ lệ giữa lượng tiêu tốn thức ăn và trọng lượng thịt hơi tăng thêm, được tính theo công thức dưới đây:
FCR = Khối lượng (kg) thức ăn tiêu tốn/kg tăng trọng
Công thức trên có thể dùng tính cho một cá thể, một lô thí nghiệm (trial) hoặc cho toàn trại.
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR có tầm quan trọng đối với người chăn nuôi, đặc biệt trong bối cảnh chi phí thức ăn (feed) ngày càng tăng, giá thịt heo hơi xuống thấp. Trong giai đoạn giá thịt heo hơi xuống thấp, người chăn nuôi cần phải giảm chí phí thức ăn nhưng vẫn đảm bảo tăng trọng tốt.
Trong chăn nuôi heo thịt, chi phí thức ăn có thể chiếm từ 65% đến 75% của tổng chí phí đầu vào. Tính trung bình để sản xuất được 1 kg thịt hơi phải tốn từ 2 đến 3,6 kg thức ăn (giai đoạn heo từ 25kg đến xuất chuồng). Như vậy, nếu tốn 2 kg thức ăn cho ra 1 kg thịt hơi có nghĩa tỷ lệ FCR bằng 2, nếu tốn 3,6 kg thức ăn cho ra 1 kg thịt hơi có nghĩa tỷ lệ FCR bằng 3.6.
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR thay đổi theo từng giai đoạn nuôi. Tỷ lệ FCR ở giai đoạn heo 25kg khác với tỷ lệ FCR ở giai đoạn heo 50kg,Bảng dưới đây phản ảnh tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR theo ngày tuổi và trọng lượng heo.
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR theo ngày tuổi, trọng lượng heo thịt
Cân móc hàm là gì?
Cân móc hàm hay còn gọi là khối lượng giết mổ (Dressed weight) là đơn vị cân để tính khối lượng của gia súc khi đã giết thịt, không bao gồm lòng, lông và tiết (do đã được tách bỏ riêng khi giết mổ động vật, trong đó lông được bỏ đi, tiết và lòng được giữ lại để chế biến riêng, sau khi đã làm sạch)[1], cân móc hàm chính là khối lượng thịt xẻ của gia súc sau khi đã chọc tiết, làm lông, bỏ hết nội tạng. Tương tự như vậy với thịt heo hơi-thịt heo móc hàm, thịt bò hơi-thịt bò móc hàm và các loại gia cầm. Trong khi đó, cân hơi là khối lượng của toàn bộ gia súc khi còn sống. Cân hơi là cách gọi chỉ việc cân để tính toán khối lượng của gia súc khi còn sống. Ở heo, khi con heo bị giết mổ lợn, làm thịt, thì gọi là thịt heo hơi, khi thịt heo này được lọc bỏ nội tạng thì được gọi là thịt móc hàm, hay thịt treo, sau khi rút tách xương ra và chia thành từng phần gọi là khúc thịt lợn.