Cách trồng nấm rơm rất đơn giản. Việc chăm sóc nấm rơm cũng không hề khó. Nấm rơm tươi là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, dễ trồng, thu hoạch nhanh, thị trường rộng lớn. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng nấm rơm sẽ mau thu hoạch cho kinh tế cao. Vậy cách trồng nấm rơm thế nào? Hãy cùng Thành Công Farm tìm hiểu các bước chi tiết nhé.
Danh Mục Bài Viết
Nấm rơm là gì?
Nấm rơm hay nấm mũ rơm là một loài nấm trong họ nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. Là loại nấm giàu dinh dưỡng.
Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm
Nấm rơm là loại nấm giàu dinh dưỡng. Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin, nấm rơm là món ăn trị nhiều bệnh là loại quen thuộc. Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, PP… Cứ 100g nấm rơm tươi cho cơ thể 31 calorie.
Nấm rơm là loại phổ biến, nhất là các làng quê vì có nhiều rơm, nấm thường được sử dụng làm thực phẩm. Là loại nấm giàu dinh dưỡng, cứ 100g nấm rơm khô chứa đạm tới 21 – 37g đạm (đặc biệt thành phần đạm chứa hàm lượng cao lại đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, còn hơn cả thịt bò và đậu tương).
Đặc điểm của nấm rơm
Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea, thuộc họ nấm ăn Pluteaceae. Nấm rơm tự nhiên mọc ở nơi có khí hậu nóng ẩm nên gặp nhiều ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới thuộc Đông và Đông Nam Á.
Nấm rơm tươi có kích thước cỡ ngón tay cái, được trồng nhiều để làm thực phẩm ở các nước Châu Á, còn các vùng khác chủ yếu được tìm thấy ở dạng đóng hộp hoặc sấy khô. Những nỗ lực để trồng nấm rơm tự nhiên ở miền nam Hoa Kỳ cho đến nay vẫn không thành công.
Nấm rơm còn có những tên gọi khác như nấm rơm lúa, nấm cỏ, nấm phụ tử, nấm ngọc cẩu và nấm Trung Quốc. Sở dĩ loại nấm này có tên là nấm rơm lúa vì chúng phát triển tốt nhất trên rơm rạ hoặc gọi là nấm Trung Quốc vì việc trồng nhân tạo loại nấm này đầu tiên bắt đầu ở Trung Quốc.
Nấm rơm là loài thực vật kỵ khí, mọc thành chùm hoặc thành cụm trên những lá mục, gỗ mục, dăm gỗ, phân động vật, trên cây cối và nấm có khả năng sinh sôi, phát triển quanh năm. Nấm rơm thường phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 28 – 35 ° C.
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Nấm Rơm
Nấm rơm là thành phần có trong nhiều món ăn châu Á khác nhau. Vậy ăn nấm rơm có tác dụng gì? Những lợi ích của nấm rơm đã được nghiên cứu bao gồm:
Nâng cao sức đề kháng
Nấm rơm tự nhiên có chứa ergothioneine, được xem là một chất chống oxy hóa mạnh có trong các loại nấm với tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Tác dụng này giúp người tiêu thụ nấm rơm nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng do nấm men hoặc vi khuẩn.
Ngoài ra, nấm rơm còn có thể giúp tăng khả năng chữa lành vết loét hoặc vết thương. Hàm lượng cao các loại vitamin A, nhóm B và C có trong nấm rơm tự nhiên rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch.
Hàm lượng cholesterol thấp
Thành phần của nấm rơm bao gồm một số protein, không chứa các chất béo xấu và hàm lượng carbohydrate cũng rất thấp. Ngoài ra, lượng chất xơ và enzyme trong nấm rơm giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa trong khi lượng protein cao sẽ giúp đốt cháy cholesterol trong hệ tiêu hóa.
Giúp cơ thể tăng trưởng
Protein là chất cần thiết để cơ thể phát triển và tăng trưởng. Khi so với một loại thực phẩm rất thông dụng là lòng đỏ trứng gà, nấm rơm có lượng protein tương tự và không chứa chất béo nên rất tốt cho những người có lượng cholesterol máu cao, đồng thời còn giúp hạ cholesterol máu rất hiệu quả. Do đó, tiêu thụ nấm rơm trong thời kỳ cơ thể tăng trưởng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.
Tốt cho bệnh đái tháo đường
Ăn nấm rơm có tốt không đối với người bệnh đái tháo đường? Câu trả lời là có vì trong nấm rơm có chứa insulin tự nhiên, ít chất béo và carbohydrate nên rất tốt cho bệnh đái tháo đường.
Bên cạnh đó, tiêu thụ nấm rơm tác động tích cực lên các cơ quan như gan, tuyến tụy và các tuyến nội tiết khác, qua đó tăng hình thành insulin với số lượng thích hợp. Cuối cùng, hàm lượng các chất kháng sinh trong nấm rất tốt để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng các vết thương do đái tháo đường gây ra.
Giảm các gốc tự do
Bên cạnh các flavonoid đã quá nổi tiếng trong việc khắc phục các gốc tự do thì selen cũng là một lựa chọn thích hợp để khắc phục và làm giảm các gốc tự do. Do đó, lượng selen có trong nấm rơm tự nhiên giúp người tiêu thụ khắc chế các gốc tự do trong cơ thể.
Các gốc tự do xâm nhập từ ô nhiễm không khí, rượu, thực phẩm chứa chất béo xấu và bức xạ điện từ có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.
Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
Nấm rơm giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, tác dụng này của nấm rơm có được là do beta-glucan và axit linoleic có trong nấm.
- Axit linoleic giúp giảm tác động của hormone estrogen, vì nồng độ hormone estrogen quá cao làm tăng nguy cơ ung thư vú;
- Beta-glucans ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trong ung thư tuyến tiền liệt;
- Hàm lượng selen trong nấm rơm còn có tác dụng ức chế và làm giảm số lượng tế bào ung thư.
Nâng cao sức khỏe hệ xương
Nấm rơm chứa nhiều canxi và vitamin D, đặc biệt hàm lượng vitamin D xếp thứ 2 chỉ sau dầu gan cá. Vì vậy, hàm lượng cao canxi và vitamin D giúp ích rất nhiều cho sự phát triển xương của chúng ta.
Ngăn ngừa thiếu máu
Cơ thể cần sắt để chế tạo ra tế bào máu. Thiếu sắt là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến thiếu máu. Do đó, nấm rơm có đủ hàm lượng sắt giúp chúng ta tránh được nguy cơ mắc bệnh lý này.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Nấm rơm có hàm lượng cao các loại khoáng chất, một trong số đó là kali và đồng. Chúng ta biết rằng đồng có đặc tính chống vi khuẩn, giữ cho các cơ quan nội tạng tránh khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh.
Hàm lượng kali cao của nấm rơm rất tốt cho việc duy trì chức năng của các mạch máu trong cơ thể. Do đó, ăn nấm rơm có tác dụng gì thì một trong số đó là nâng cao và duy trì sức khỏe tim mạch..
Một số công dụng và lợi ích khác của nấm rơm
- Nhiều người tin rằng nấm rơm có tác dụng loại bỏ lượng nhiệt dư thừa ra khỏi cơ thể;
- Hạn chế đông máu và có thể làm giảm huyết áp;
- Kiểm soát một số bệnh lý tự miễn và chữa lành các tổn thương do bệnh tự miễn gây ra;
- Nấm rơm giúp thanh nhiệt, ích khí, thúc đẩy quá trình sản sinh chất lỏng trong cơ thể;
- Nấm rơm có tác dụng giải cảm, hạ sốt, tăng cường sữa cho phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, hỗ trợ sức khỏe của em bé và làm cho gan, dạ dày khỏe mạnh;
- Nấm rơm chứa protein đồng phân hóa có thể cải thiện chức năng miễn dịch, giảm cholesterol và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Những Điều Kiện Để Trồng Nấm Rơm Thành Công
Thời Vụ Trồng Nấm Rơm
Như bà con đã biết thời vụ thích hợp để trồng nấm rơm là từ khoảng tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Tuy nhiên trong các tháng đó nếu gặp mưa nhiều thì nấm sẽ mất mùa.
Trồng nấm rơm trong nhà không những hạn chế ảnh hưởng bất thuận của thời tiết mà còn nâng cao năng suất, thậm chí cho thu hoạch gần như quanh năm.
Bà con cần nắm chắc các yêu cầu của nấm qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển để điều chỉnh cho phù hợp, nâng cao năng suất của nấm.
Để đạt hiệu quả cao khi trồng nấm rơm bà con cần đảm bảo tốt các yếu tố sau
Nhiệt độ thích hợp để trồng nấm rơm trong nhà
Theo kinh nghiệm, kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà sợi nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 30- 35 độ C và cho sự hình thành quả thể là từ 28-30 độ C. Ngoài khoảng nhiệt độ này nấm rơm đều khó phát triển hoặc có thể chết.
Giá Thể Trồng Nấm Rơm
Nấm rơm có thể được trồng bằng mùn cưa hoặc bã mía đã qua xử lí tuy nhiên để nấm có thể phát triển tốt nhất bà con nên dùng rơm để trồng.
Rơm được chọn trồng nấm cần đảm bảo là rơm rạ đã được phơi khô, có mùi thơm đặc trưng của rơm và không bị nấm mốc hoặc quá mục nát.
Giống Nấm Rơm Dùng Trồng
Hạt giống làm nấm rơm thường được ủ lên men từ hạt lúa, bà con có thể chọn mua giống tại các trung tâm nghiên cứu vật nuôi và cây trồng của tỉnh hoặc mua tại các cơ sở chuyên sản xuất meo nấm giống uy tín.
Khi mua giống bà con cần chú ý chọn những bịch giống không có hiện tượng mốc xanh, mốc đen, giống có mùi chua, bị thối nhũn. Túi giống cần có màu trắng đồng nhất, không loang lổ, sợi nấm ăn kín đáy và có mùi đặc trưng của nấm rơm.
Địa điểm và nơi trồng nấm rơm
Bà con cần đảm bảo nơi trồng nấm phải là nơi cao ráo, bằng phẳng và sạch sẽ.
Nếu không có diện tích đất lớn để trồng nấm rơm bà con có thể trồng nấm chuyên canh trong nhà, tuy nhiên phải làm 2 khu vực để có thời gian xử lý nguồn bệnh sau vài vụ trồng nấm. Nếu trồng nấm trong nhà cả năm mà không xử lý nguồn bệnh thì nấm sẽ bị nhiễm bệnh và khiến năng suất giảm sút, thậm chí dẫn đến mất trắng toàn bộ.
Nước tưới nấm rơm
Nước dùng để tưới nấm rơm phải được đảm bảo là nguồn nước sạch, không nhiễm mặn hay nhiễm phèn, tuyệt đối không dùng nước thải công nghiệp.
Bà con có thể lắp hệ thống tưới dạng phun sương hoặc nhỏ giọt cho nấm rơm tuy nhiên bà con cũng có thể dùng bình tưới có ô doa dạng vòi sen để tưới nước cho nấm.
Không khí cấp cho nấm rơm
Kinh nghiệm trồng nấm rơm trong nhà cho biết sự thông khí cần thiết cho quá trình sinh trưởng của sợi nấm và phát triển của quả thể. Nếu không khí cấp cho nấm rơm bị thiếu hụt thì nấm có thể ngưng phát triển và chết dần.
Ánh sáng đối với nấm rơm
Nấm rơm không có chất diệp lục nên không cần ánh sáng để quang hợp tuy nhiên nếu nấm bị trồng trong môi trường quá tối thì quả thể cũng không thể hình thành và phát triển. Cần thực hiện chiếu ánh sáng nhẹ hoặc tận dụng ánh sáng khuếch tán của mặt trời cho nấm (một ngày nên chiếu sáng cho nấm từ 30 phút đến 1 tiếng và chiếu sáng khoảng 2 lần 1 ngày). Tuyệt đối không sử dụng ánh sáng quá mạnh để chiếu sáng cho nấm, điều này hoàn toàn có thể gây chết nấm, quan sát thấy nấm rơm có sắc màu lông chuột là được.
Cách trồng nấm rơm đơn giản hiệu quả
Thời vụ trồng nấm
Nấm rơm có thể trồng được quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết Nguyên đán, có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa cần làm mái che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để tránh ngập úng. Ở những nơi có nhiều gió, gió mạnh cần làm rào chắn gió, bố trí các mô nấm thẳng góc với hướng gió.
Chuẩn bị địa điểm
Chọn vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để không ảnh hưởng tới nấm, vị trí phải thoáng mát, sạch sẽ để tránh mầm bệnh.
Có thể đặt rơm ở nhiều nơi như: xung quanh nhà, ở vườn cây, trên nền đất gạch, xi măng hoặc trên kệ, trong bọc nylon… Địa điểm phải bằng phẳng, khô ráo tránh bị ngập úng vào mùa mưa, nếu gần nước tưới tiêu thì càng tốt, để thuận lợi cho việc tưới tiêu cũng như là chăm sóc và thu hoạch khiến cách trồng nấm rơm của bạn sẽ hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Vật liệu trồng nấm
Người ta có thể dùng nhiều vật liệu khác nhau để trồng nấm rơm như: rơm rạ, bã mía, thân và lá chuối, lục bình, bông gòn. Nhưng thường ta hay dùng rơm rạ. Chất nấm bằng rơm, lúa mùa hoặc thần nông, lúa tẻ hoặc lúa nếp đều dùng được cả. Có thể dùng rơm mới suốt còn tươi hoặc rơm rạ đã khô, miễn đừng mục nát (đã biến thành màu nâu đen) sẽ cho năng suất không cao.
Việc chọn giống nấm cũng đóng vai trò rất quan trọng, giống nấm sẽ quyết định tới sự thành, bại cho cách trồng nấm rơm tại nhà của bạn. Giống nấm không bị nhiễm bệnh, giống không quá già cũng không quá non và có mùi thơm dễ chịu. Túi giống phải có mùi trưng của giống nấm rơm, không loang lỗ và sợi nấm phải ăn kín đáy.
Xử lý rơm trồng nấm
Đầu tiên, ta cần pha nước vôi với tỷ lệ 0,5kg vôi bột với 1 khối nước.
Nước dùng để ngâm rơm nên là nước mưa, nước giếng, không dùng nước máy vì chúng chứa chất tẩy rửa hoặc nếu dùng cần ngâm ít nhất một ngày.
Tiếp theo, cho rơm vào ngâm.
Giậm chân đều để rơm được ngập nước vôi.
Ngâm khoảng 2 tiếng đến 1 ngày rồi vớt rơm ra, gom thành đống để ủ.
Trùm bạt nilong màu đen bao bọc lại để tạo môi trường ủ tốt nhất cho rơm.
Ủ khoảng 3 ngày thì tiến hành đảo, cho phần rơm bên ngoài vào trong, bên trong ra ngoài, dưới lên trên, trên xuống dưới, gom thành đống và tiếp tục ủ thêm 3 ngày nữa là xong.
Để biết đạt chất lượng chưa, hãy dùng tay nắm chặt một nắm rơm, nếu thấy nước rĩ ra trên ngón tay thì đã đạt.
Phương pháp ủ rơm
Cách ủ rơm thành đống. Cách này áp dụng được cho cả rơm tươi và khô. Các bước tiến hành:
Rơm được chất thành đống, chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Khi chất đống, cứ mỗi lớp rơm cao 20-30cm tưới nước để cho rơm thấm đều và dùng chân dậm cho dẽ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm có chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó lấy nylon, rơm khô hoặc lá chuối tủ chung quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao khoảng 60- 70oC. Nhiệt độ sẽ làm chết các mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp cho nấm rơm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sau này.
Vật liệu chính trong kỹ thuật trồng nấm rơm là rơm được ủ
Sau khi ủ rơm từ 10-12 ngày, khi đó đống rơm ủ xẹp xuống, chiều cao khoảng 0,8-1,0m. Lúc này có thể đem rơm chất ra luống.
Cách xử lý nước vôi trước khi ủ. Cách này được áp dụng cho rơm, rạ đã khô. Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi, pha với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước. Ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ.
Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước, chất thành đống với chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cần dậm nhẹ cho dẽ, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối tủ quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt.
Thời gian ủ 5-6 ngày: Trong thời gian đầu, sau khi chất đống 2-3 ngày, trở rơm một lần. Nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ.
Đến ngày thứ 5-6 kiểm tra lại đống rơm. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất.
Rơm đã đủ điều kiện để chất nấm phải đạt yêu cầu:
- Rơm rạ mềm hẳn.
- Có màu vàng tươi.
- Có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men.
Chọn meo giống
Là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt.
Tiêu chuẩn bịch meo tốt: Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo. (Riêng một số meo giống, khi tơ trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành những hạt màu đỏ nâu vẫn cho năng suất tốt). Một bịch meo giống nặng trung bình 120g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m, chiều dài liếp 4-5m.
Chú ý khi chọn meo giống: Không chọn sử dụng bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua.
Xử lý meo nấm rơm
Meo nấm rơm chính là nấm giống, bạn có thể mua tại các trang thương mại điển tử, mình sẽ để link bên dưới để bạn tham khảo giá.
Sau khi mua về, cho meo nấm vào thau rồi đánh tơi.
Tiếp theo, cho lượng cám gạo vừa đủ vào trộn đều.
Xếp mô & rắc meo giống
Lấy rơm trong đống đã ủ: Dỡ bỏ lớp rơm ngoài mặt đống ủ.Lấy rơm đã ủ bên trong mang đi xếp mô trồng nấm, cố gắng xếp hết trong ngày phần rơm đã dỡ lớp đậy khi ủ.
Chất mô nấm
Cách 1: Rãi một lớp rơm đã ủ lên mặt liếp, tiếp đó tưới nước. Dùng tay đè dẽ dặt sao cho có chiều rộng theo mặt liếp khoảng 50cm, chiều cao 20cm. Rãi meo giống dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm. Tiếp tục lặp lại thao tác trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3… Nếu ủ ba lớp thì phía trên không rãi men giống, chỉ rãi rơm khô dầy 4-5 cm. Tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn. Vuốt mô không gọn, mặt ngoài mô không láng khi thu hoạch nấm sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, làm giảm năng suất.
Cần phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho nấm phát triển, không bị sâu bệnh
Cách 2: Rơm sau khi ủ chín được cuốn thành từng bó, đường kính 15-20cm, chiều dài từ 45-50cm, xếp dẽ dặt từng lớp. Sau mỗi lớp rơm, rãi meo dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm, tiếp tục xếp như trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3… Nếu chỉ ủ ba lớp thì phía trên chỉ rãi rơm khô dầy 4-5cm, tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn.
Lưu ý: Tùy theo mùa, thay đổi độ dầy khi đậy mô cho thích hợp. Mùa nắng: Tủ rơm mỏng để thoát nhiệt. Mùa mưa, mùa lạnh: Tủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm nước.
Cách chăm sóc nấm rơm tránh bệnh, năng suất
Chăm sóc mô nấm
Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón gì thêm. Vì rơm rạ khi phân hủy đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển.
Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. Nếu ẩm độ dư, thừa nước: Nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh. Nếu độ ẩm thiếu, mô bị khô nhiệt độ tăng.
Giữ ẩm độ thích hợp
Khi kiểm tra mô nấm, rút một nắm (khoảng 15-20 cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa.
Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô.
Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm. Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu chỉ tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, phải giảm rơm áo bị ướt thay bằng rơm khô để giảm sức nóng và thoát bớt nhiệt.
Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng… để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Nếu là mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong.
Đảo rơm áo mô: Sau khi chất mô 5-8 ngày, dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài, không tạo được nấm.
Nấm rơm là loài ngắn hạn, nhanh cho thu hoạch
Thu hoạch nấm rơm nhanh nhất
Sau khi ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hái nấm, tùy loại meo và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15; sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm ( 25-30 ngày).
Thời điểm hái nấm: Thu hái mỗi ngày 2 lần. Lần thứ 1 vào sáng sớm trước 6 giờ. Thu hái lần thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều.
Chọn nấm đủ tiêu chuẩn để hái: Nấm rơm phát triển liên tục và nhiều cây dính vào nhau. Cần phải chọn lựa để hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Cách hái, xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô. Không nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân nấm khi thối rữa, sẽ làm hư các nụ nấm kế bên. Sau khi hái xong, đậy kỹ áo mô lại.
Thời gian thu hoạch nấm thường 7-10 ngày. Năng suất trung bình 1,5kg nấm tươi trên 1m liếp nấm.
Nấm sau khi thu hái cần tiêu thụ ngay trong 2-3 giờ. Nếu muốn để ngày hôm sau cần bảo quản ở nhiệt độ từ 10-150C.
Cách sơ chế nấm rơm tự nhiên
- Chọn lựa cẩn thận đúng nấm rơm tươi, không chọn nhầm các loại nấm có độc khác vì đôi khi chúng có hình dạng, mùi vị giống nhau;
- Nấm rơm trước khi nấu chín phải cạo sạch bụi bẩn và rửa với nước sạch;
- Sau đó đun với nước sôi khoảng 5 phút;
- Sau khi ra nước có bọt, màu hơi nâu và có mùi đặc trưng, hãy vớt nấm ra;
- Rửa sạch nấm lại với nước lạnh 2-3 lần sau đó để ráo;
- Chế biến các món ăn từ nấm rơm đã sơ chế, không được để lâu vì nấm sẽ bị héo và thối rữa.
Nấm rơm là thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon. Bạn hãy thường xuyên thêm thực phẩm này vào thực đơn gia đình nhé.
Trên đây là những thông tin mới nhất về cách trồng nấm rơm hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cao. Mong rằng với những thông tin trên bạn có thể tự tạo cho mình những vườn nấm rơm thật ngon mà lại nhanh giàu nhé.