Có phải bạn đang có kế hoạch chăn nuôi gà mà đang phân vân không biết Gà ăn gì? và không nên ăn gì? Liệu trình cho gà ăn như thế nào để đạt được hiệu quả nuôi cao nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc về thức ăn cho gà này.

Gà ăn gì?

Tương tự như nhiều loại vật nuôi khác, gà cũng có hai chế độ ăn riêng biệt nổi tiếng là  “Thương mại và Ăn cỏ”. Một số người nuôi gà thường chọn cách cho ăn tự nhiên là kết hợp các thức ăn có trong tự nhiên như côn trùng, giun, cát trộn với đá nhỏ. Đây là những thức ăn mà loài gà rất ưa chuộng. Mỗi khi gà đi lại trong vườn và tìm kiếm nguồn thức ăn không chỉ để đảm bảo về khẩu phần hằng ngày mà còn quan trọng với sức khoẻ của gà. Bên cạnh đó, gà cũng ăn được các loại lá có trong tự nhiên khác như cỏ lá nhỏ, cỏ ba lá, cỏ linh lăng, các loại rau diếp xoăn, cây họ đậu hay các loại cải bắp.

Cho gà ăn gì mau lớn? Mẹo nuôi gà của người xưa

Nguồn thức ăn của gà càng đa dạng và hướng tới tự nhiên thì chất lượng gà nuôi lấy thịt hay nuôi đẻ trứng cũng đạt chất lượng tốt hơn. Những người nông dân nuôi gà thả vườn chia sẻ kinh nghiệm rằng việc đa dạng sinh học trong môi trường sống của gà như cánh đồng, hay góc vườn nhỏ có chứa các loại cỏ, cỏ khô hoặc ngô nứt hạt trong máng ăn của chúng cũng rất tuyệt vời.  Bên cạnh đó, nhiều người nông dân cũng đã sử dụng thùng hay các khung máng cho gà ăn là một cách làm thuận tiện, dễ dàng để cung cấp thức ăn và vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định cho gà ăn bằng máng hoặc khung thì cần treo chúng lên một cành hoặc móc treo nào đó bằng dây buộc để bảo vệ phần mặt đất hoặc gốc cây. 

Gà Đông Tảo ăn gì? Cách trộn thức ăn cho gà Đông Tảo

Mặc dù khi sở hữu một đồng cỏ có đầy đủ hệ thực vật phong phú và có đa dạng những nguồn thực phẩm sẵn có, trong một số điều kiện khắc nghiệt thì dù điều kiện ăn uống được đầy đủ thì gà vẫn không hề ra khỏi chuồng. Chính vì vậy, người nuôi gà càng cần chú ý để dự sẵn những nguồn thức ăn theo mô hình nuôi gà công nghiệp để cung cấp cho chúng đủ các loại thức ăn dinh dưỡng hay thức ăn có chứa hàm lượng các chất protein và chất xơ được đầy đủ. 

Xem Thêm:   10+ Giống Gà To Nhất Việt Nam - Nuôi Là Lãi Lớn Cho Bà Con

Gà ăn gì để đẻ nhiều trứng chuyên gia giải đáp chính xác nhất

Không chỉ gà thả vườn mà đa số các loại thức ăn được tạo công nghiệp dành cho gà phổ biến là hỗn hợp của các loại hạt như đậu nành, ngô hay hạt bông. Chúng thường được trộn cùng với cỏ linh lăng được thái hoặc xay nhỏ. Đối với những con gà con mới sinh, những con chỉ từ 1-2 tuần tuổi thì cần cung cấp một lượng thức ăn mở đầu, trong thức ăn thường chứa khoảng  20% protein và luôn được cân nhắc trộn thêm thuốc chống lại một số bệnh điển hình là bệnh trùng cầu Coccidiosis dễ mắc ở gà. Một số loại hạt tách cám cũng được người nuôi gà sử dụng để tăng thêm dinh dưỡng, năng lượng cho gà đẻ trứng có ăn cỏ là chủ yếu. Hạt tách cám thông thường được tạo từ những hạt ngô nứt hạt và hỗn hợp lúa mì nguyên chất. Đây là nguồn thực phẩm được đánh giá là khá phù hợp để giữ ấm cho gà ngay cả trong mùa đông lạnh giá. Khi chúng ta nuôi gà với mục đích để lấy trứng, lượng thức ăn cần đảm bảo cho gà phổ biến là cung cấp dinh dưỡng dưới dạng viên thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao (khoảng 3%), giúp thúc đẩy nhanh hơn quá trình sản xuất trứng. Mặt khác, khi chúng ta nuôi gà với mục đích để lấy thịt, thì người nuôi thường thêm vào khẩu phần ăn thêm nhiều loại ngũ cốc khác (lúa mì, lúa mạch hoặc là lúa miến) vào chế độ ăn thường ngày (hàm lượng các chất có chứa protein có thể lên đến 20%), để thúc đẩy nhanh hơn nữa sự tăng trưởng của chúng.

Cho gà ăn gì để đẻ nhiều trứng? Chế độ ăn cho gà đẻ

Ngày nay, thức ăn được tạo theo dạng viên trở nên rất phổ biến với những người nuôi gà nói chung. Một lý do đơn giản nhất khi sử dụng thức ăn bào chế dạng viên sẽ luôn đảm bảo được gà sẽ nhận được nguồn thức ăn và các chất dinh dưỡng có trong thức ăn được đầy đủ hơn, phù hợp với mục đích cho từng giai đoạn sinh trưởng. Tuy nhiên, khi những người nông dân nuôi gà cho gà ăn các loại thức ăn viên cũng thường cho thêm vào đồ ăn một lượng ngũ cốc với tỷ lệ khá ít vào trong chế độ ăn uống thường ngày của chúng. Lý do được đưa ra là vì khi khẩu phần ăn có chứa ngũ cốc nguyên hạt thì chúng sẽ kích thích lên một bộ phận nhạy cảm trong phần dạ dày của gà, bộ phận nhạy cảm này có liên quan đến sức khỏe riêng của gà. Dù vậy, hạt sạt có trong khẩu phần ăn của gà như bụi bẩn, cát nhỏ hay là các hạt đá nhỏ cũng cực kỳ quan trọng với quá trình tiêu hoá của gà vì vốn dĩ gà không có răng. Chính vì thế, nếu thấy những con gà của bạn đang đào bới lớp đất, cát kia thì đơn giản chúng chỉ đang tìm những hạn sạn phù hợp giúp chúng tiêu hoá các loại thức ăn khác có trong dạ dày của chúng mà thôi. 

Xem Thêm:   Lợn Ba Xuyên Là Gì? Cẩm Nang Hướng Dẫn Chăm Sóc Chi Tiết

Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Nhanh Lớn Lợi Nhuận Cực Cao

Một lưu ý khác trong quá trình nuôi gà và cho gà ăn là bạn cần đảm bảo nguồn nước uống cho chúng 24/24. Bạn cũng có thể để các vòi nước tự động chảy với cường độ nhỏ giọt hoặc ít để gà chủ động hơn trong việc uống nước. 

Gà không nên ăn gì?

Bên cạnh những nguồn thức ăn thông thường thì người nuôi gà cũng cần chú ý về những thức ăn kỵ hoặc không phù hợp với gà, tránh gây những ảnh hưởng không mong muốn trong quá trình nuôi gà. 

Cỏ dại

Mặc dù thói quen của gà thường ăn và đào bới những loại thức ăn có trong tự nhiên, nhưng không vì thế mà chúng có thể tất cả những loại thức ăn mọc dại. Điển hình nhất là các loại cỏ dại cũng có thể gây hại đến gà nuôi của bạn. Gà thường kiếm ăn trong tự nhiên, sẽ rất khó để có thể tránh hoàn toàn các loại cỏ dại như hoa, cỏ dại, cỏ ba lá, thường xuân, đỗ quyên, hoa thủy tiên, mao lương thảo, mầm khoai tây, trúc đào, đại hoàng, diên vĩ,…. Nếu như gà bạn nuôi ăn phải những loại thức ăn này thì sẽ có những dấu hiệu nhất định của việc ngộ độc. Ở mức nhẹ, gà có thể bị tổn thương ở đường ruột, các kích ứng ngoài bề mặt, lở loét da, thậm chí nặng nhất gà nuôi có thể bị chết. 

Giống Cỏ Giá Rẻ: Giống Cỏ Dành Cho Chim Trĩ, Gà, Ngỗng - Loại Biết Ăn Cỏ

Trong trường hợp không may mắn gà nuôi của bạn ăn phải các loại thức ăn này thì cũng đừng lo lắng quá vì ở mức độ nhất định vẫn có các giải pháp phù hợp để cứu chữa. Nhưng trước hết, bạn nuôi cần luôn đảm bảo môi trường ăn uống và sinh hoạt của gà cũng cần được gọn gàng, sạch sẽ, ở một số nơi cũng nên có rào chắn cẩn thận để hạn chế gà ăn phải các thức ăn độc hại.

Khám phá về con gà: Phân loại, đặc điểm và gà ăn gì

Các loại rác thải và các chất độc trong tự nhiên

Mặc dù gà là loại gia cầm vật nuôi được xếp vào nhóm ăn tạp bởi bản tính tò mò và thích đào bới khám phá mọi thứ. Chúng có thể mò tới bất kỳ khu vực nào mà chúng muốn thử. Vậy nên, cũng không tránh khỏi được trường hợp chúng mày mò tới những bãi rác, nơi mà có những mảnh vụn, các loại rác thải, có cả bao bì thuốc sâu, các loại côn trùng chết trộn lẫn trong đó,… Đây cũng được xem là một trong những địa điểm không phù hợp để đáp ứng nguồn thức ăn của chúng. Để phòng tránh trường hợp này, những người chăn nuôi gà cũng nên chú ý về môi trường xung quanh khu vực sống của gà, hạn chế khu vực gà có thể lui tới tìm nguồn thức ăn. Bên cạnh đó, bạn nuôi gà cũng cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và khu vực thả lang gà.

Xem Thêm:   Cách nuôi gà con nhanh lớn chuẩn kỹ thuật thành công 100%

Một số kinh nghiệm về nuôi gà thịt và nuôi gà thả vườn kiểu mới

Những thực phẩm có mùi mạnh

Với một số bạn nuôi gà cảnh, nuôi gà trống gà chọi để giao lưu, người nuôi gà thường hay cho chúng ăn gà ăn tỏi hoặc ăn gừng để làm tăng nhiệt cơ thể cũng như góp phần kích thích hệ tiêu hoá của chúng. Tuy nhiên, những loại thức ăn có mùi mạnh như thế này bạn nuôi gà chỉ nên cho chúng ăn với lượng nhỏ và vừa phải, không thường xuyên áp dụng trong khẩu phần ăn của chúng. Nếu bạn nuôi gà nóng lòng muốn cho chúng ăn nhiều hơn lượng tối đa sẽ vô tình làm hại chúng.

Khi nào cho gà con xuống đất tự ăn?

Ngoài thức ăn chính và phổ biến là thóc hoặc lúa, khi nuôi gà đá, gà cảnh bạn nuôi cũng có thể bổ sung các loại mồi tươi khác như lươn, trạch, tôm, tép, thịt bò, trứng,… Những loại thực phẩm này chỉ nên cho gà ăn sống hoặc bạn cũng có thể phân chia thành những lượng nhỏ để cho gà dễ ăn. Không cần nấu chín những loại thực phẩm này cũng như không cần nêm nếm thêm các loại gia vị khác như với người.

Những đồ ăn của người

Một điều chú ý khi nuôi gà là bạn nuôi cần tách biệt rõ ràng không gian nuôi gà và nơi ở của người. Bạn nuôi gà cũng cần hạn chế người lạ đi lại ra vào chuồng, nhất là các trẻ nhỏ. Các bé nhỏ có thể vô tình vứt những thỏi socola thừa, miếng cam quýt hoặc bơ ăn dở, miếng khoai tây sống,… vào trong khu vực chuồng nuôi và vô tình khiến gà ăn phải. Và sự vô tình đó cũng có thể gây hại tới gà.

Giá gia cầm tại Trà Vinh tăng

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về Gà ăn gì? Mong rằng bạn đọc nuôi gà bỏ túi được những mẹo hay ho phục vụ cho việc chăm sóc và nuôi gà nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *