Trong thời gian qua, phong trào nuôi cá rô phi có nhiều trở ngại mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao do chưa nắm được kỹ thuật nuôi loại cá này. Để khắc phục tình trạng trên, Thành Công Farm xin giới thiệu đến bà con Quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn hiệu quả mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhé.

Môi trường sống của cá rô phi

Là loài cá nước ngọt khá dễ nuôi, cá rô phi hiện được nuôi với những điều kiện sinh thái gần giống nhau giữa các loài. Cụ thể:

  • Nhiệt độ lý tưởng nhất cho sự phát triển của cá rô phi là từ 25-320C, dưới 180C cá sinh trưởng kém và rất dễ bị nhiễm bệnh, dưới 110C và kéo dài đến vài ngày thì cá sẽ chết.
  • Rô phi là loại rộng muối, có khả năng sống được trong rất nhiều môi trường sông suối, đập tràn, ao hồ nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40%
  • Độ pH thích hợp nhất cho cá sống và sinh trưởng tốt là từ 6,5-8,5
  • Đặc biệt, chúng có thể sống được trong môi trường có màu nước đậm, mật độ tảo dày, hàm lượng những chất hữu cơ cao và thiếu oxy.

Đặc điểm hình thái

Cá rô phi có thân hình hơi tím, vảy sáng bóng, có từ 9-12 sọc đậm nổi bật song song nhau từ lưng xuống bụng.

Vi đuôi có màu sọc đen đậm song song từ bên trên xuống dưới. Vi lưng có nhiều sọc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và phần đuôi có màu hồng nhạt.

Theo nhiều nguồn, loài cá rô phi bé nhất là Tilapia grahami ở hồ magadi của Keenya thuộc châu Phi và khi trưởng thành chỉ dài khoảng 5cm và nặng 13g; trong khi loài rô phi lớn nhất – rô phi vằn Oreochromis niloticus ở hồ Rudolf lại có phần chiều dài lên đến 64cm và nặng tới 7kg.

phân loại cá rô phi

Rô phi đực và rô phi cái được phân biệt với nhau bởi đặc điểm của phần đầu, màu sắc và lỗ huyệt. Cụ thể: rô phi đực có đầu to và nhô cao, vi lưng và vi đuôi sẽ có màu sắc sặc sỡ, gồm 2 lỗ huyệt là lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn; trong khi rô phi cái có đầu cỡ nhỏ, hàm dưới trề để ngậm trứng và con, vi lưng và vi đuôi sẽ có màu nhạt hơn, gồm 3 lỗ huyệt là lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn

Cá rô phi lớn nhanh, tốc độ lớn của chúng phụ thuộc vào từng loài, thức ăn, mật độ nuôi, nhiệt độ môi trường và kỹ thuật nuôi. Một cá rô phi được cho là phát triển tốt trong điều kiện nuôi cá thương phẩm tốt sẽ đạt trọng lượng khoảng 400-500g/ con sau 5-6 tháng và 600-700g/ con sau 7-8 tháng.

Xem Thêm:   Ý nghĩa và Cách Giải Thích Giấc Mơ về Việc Làm

Phân loại cá rô phi

Có khoảng 80 loài cá rô phi được tìm thấy và phân loại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10 loài trong số đó có giá trị kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. Người ta sẽ dựa vào đặc điểm sinh sản để phân loại cá rô phi thành 3 giống. Cụ thể:

  • Tilapia: là loài cá rô phi có kiểu sinh sản khi đẻ cần có giá thể để trứng có thể bám; tổ của chúng được làm bằng cỏ rác. Sau khi đẻ, cả cá cái và cá đực cùng tham gia bảo vệ tổ trứng
  • Sarotherodon: là loài cá rô phi chuyên đào tổ để đẻ, cả cá đực và cá cái cùng tham gia ấp trứng trong miệng
  • Oreochromis: là loài rô phi có đặc tính sinh sản gồm cá đực đào tổ để đẻ, cá cái ấp trứng bên trong miệng.

Tại Việt Nam, một số tài liệu còn phân biệt cá rô phi thành 3 loài chính, bao gồm: cá rô phi vằn (O.niloticus) có nguồn gốc Đài Loan; cá rô phi cỏ/ rô phi đen (Oreochromis Mossambicus) có nguồn gốc Thái Lan và cá rô phi đỏ (red Tilapia) có nguồn gốc Malaysia.

Tập tính sinh sản

Cá rô phi là loài mắn đẻ, đẻ trứng có thể đẻ từ 6-11 lần mỗi năm. Một con cá rô phi cái trưởng thành có thể đẻ khoảng 1.000-2.000 trứng mỗi lần và đẻ trong ổ tự tạo, sau đó cá rô phi đực sẽ làm cho trứng được thụ tinh.

Trứng và cá bột sẽ được hoặc cả cá rô phi đực và cá rô phi cái, hoặc chỉ mình cá rô phi cái giữ bên trong miệng khoảng 2 tuần lễ và sẽ bơi ra ngoài sau đó.

Thức ăn của cá rô phi

Cá rô phi trong tự nhiên ăn sinh vật phù du gồm tảo và động vật phù du khi còn nhỏ (khoảng 20 ngày tuổi) và ăn mùn bả hữu cơ lẫn cát tảo lắng ở đáy ao; ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thủy sinh khi đã trưởng thành.

Trong môi trường nuôi nhốt, cá rô phi ăn các loại thức ăn được chế biến từ cá tạp, bột cá khô, cua, ghệ, ốc, bột bắp, bột khoai mì, bột khoai lang, bột lúa, bã đậu nành, cám mịn, bã đậu phộng, thậm chí có thể ăn cả chất thải của chăn nuôi.

Ngoài ra, để đảm bảo cá rô phi phát triển tốt nhất, cần lưu ý cung cấp thức ăn cần phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng lý tưởng gồm: dưới 40% lượng tinh bột, 20-35% hàm lượng đạm, 1,5-2% hàm lượng canxi và 1-1,5 hàm lượng phốt pho, kali, natri.

Quy Trình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Chuẩn Kỹ Thuật Hiệu Quả Cao

1. Chuẩn bị ao nuôi:

Là khâu quan trọng để tạo ra nhiều thức ăn tự nhiên cho cá trong suốt vụ nuôi.

– Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm-một vụ cá với mật độ 1-2 con/m2 thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản, nhưng chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước. Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc … số lượng từ 300-500 kg/ha và phân hữu cơ (phân heo, gà, trâu, bò …) ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao từ 300-500 kg/ha.

Xem Thêm:   Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Lắp Đặt Máy Phun Sương Làm Mát Đơn Giản Nhất

– Đối với các ao nuôi tăng sản, mật độ từ 5-7 con/m2 trở lên, thời gian nuôi kéo dài, việc chuẩn bị ao cần làm kỹ các khâu dọn bùn dơ, phơi nắng 5-7 ngày, cày xới nền đáy. Lượng vôi và phân bón nhiều hơn so với mật độ nuôi thưa và phải bón bổ sung thêm trong quá trình nuôi.

2. Gây màu nước:

Sau khi thu hoạch tôm và công việc bón vôi, phân, diệt tạp đưụơc thực hiện xong, đóng khung lưới lọc cá tạp và cho nước vào 30-40 cm sau 4-5 ngày nước lên màu xanh nhạt, xanh vàng hoặc xanh lá chuối thì tiếp tục cấp nước vào ao đạt mực 1m và chuẩn bị thả cá giống.

Nuôi cá rô phi trong ao, đìa nuôi tôm cần chú ý:

– Nên tận dụng lại các nguồn nước thải ra từ các ao nuôi tôm vì nguồn nước này chứa nhiều loại tảo là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá rô phi.

– Có thể nuôi cá rô phi trong ao nước ngọt hoặc ao ương 1-2 tháng với mật độ dày (15-20 con/m2) vào thời điểm tháng 6,7. Đến khi thu tôm (tháng 9,10) chuyển số cá này sang ao nuôi tôm, cá sẽ lớn nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi.

3. Cá giống:

Cá giống đạt các tiêu chuẩn :

–  Hình dạng cân đối, không dị hình, không xây xát.

–  Màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh.

Khi thả cá ta phải để bao, túi chứa cá xuống ao từ 15-20 phút, sau đó đổ cá ra các thau, chậu để thuần dưỡng mặn. Thêm nước mặn từ từ vào thau, chậu để tăng dần sau 1 giờ tăng lên 2-3‰ (độ mặn) và tăng dần đến khi bằng độ mặn của nước ao.

–  Nên thả cá giống vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tránh thả cá vào buổi trưa hoặc trời nắng gay gắt, cá giống vừa phải chống chịu với nhiệt độ cao vừa phải thích nghi với độ mặn làm cho các bị và hao hụt sau khi mới thả.

Đối với ao đìa có độ mặn từ 15‰ trở xuống thì không cần phải thuần dưỡng mà có thể thả cá giống trực tiếp xuống.

4. Mật độ nuôi:

Khi mới thả cá giống có trọng lượng 0,5-1 gam/con tương đương với 1000-2000 con/kg. Cá giống có thể thả nuôi trong ao nhỏ với mật độ 15-20 con/m2, sau một tháng chuyển sang ao lớn hơn, giảm mật độ xuống còn 7-10 con/m2 và sau 2 tháng có thể chuyển sang ao có mật độ nuôi phù hợp 2-3 con/m2.

–  Trong điều kiện bình thường nuôi luân canh một vụ tôm, một vụ cá có thể nuôi ở mật độ 2-3 con/m2.

Xem Thêm:   Cách Làm Kệ Trồng Rau Bằng Sắt V Lỗ Tại Nhà đơn giản

-Trong điều kiện chăm sóc quản lý tốt và quản lý tốt có thể nuôi ở mật độ 3-5 con/m2 .
–  Trong nuôi tăng sản, có máy quạt nước có thể nuôi ở mật độ 5-10 con/m2

5. Cho cá ăn:

Sử dụng thức ăn tự chế biến gồm các thành phần:

– Cá tạp, cá vụn, cua, ghẹ nhỏ hoặc các chế phẩm từ các lò mổ gia súc: 40-50%

– Bột bắp, bột mì, bột khoai lang, bột gạo: 20-30%

– Cám gạo: 10-20%

– Bã đậu nành, đậu phộng: 10-20%

+ Cách chế biến : Các thành phần trên được nấu chín, trộn với cám gạo, xay đùn ra sợi, phơi ráo và cho ăn hết trong ngày.

+ Cho ăn : 02 lần mỗi ngày:

– Sáng vào lúc 5-6 giờ và

– Chiều vào lúc 17-18 giờ.

+ Lượng thức ăn :

– Tháng đầu : lượng thức ăn trong tháng bằng 3-5% trọng lượng đàn cá.

– Tháng thứ 2 : lượng thức ăn trong ngày bằng 2-3% trọng lượng đàn cá.

– Tháng thứ 3 trở đi : lượng thức ăn trong ngày bằng 0,5-1% trọng lượng cá.

+ Trong nuôi cá rô phi cần chú ý kết hợp cho ăn với việc bón phân hữu cơ sẽ gia tăng năng suất cá nuôi.

– Để tạo thức ăn tự nhiên phong phú có thể bón phân hữu cơ (thường là phân heo, gà, vịt, trâu, bò …) và phân vô cơ (Urê, N.P.K…) hai loại phần này được dùng kết hợp hoặc riêng lẻ tuỳ điều kiện màu mỡ của từng ao nuôi.

Ví dụ : Cho ăn kết hợp bón phân gà (đã ủ hoai) ở mức độ 5kg phân khô/ha/ngày và bón 5ngày/tuần sẽ cho kết quả tốt.

Việc tạo ra thức ăn tự nhiên tốt (màu nước đậm, mật độ tảo dày) hoặc những ao đìa giàu dinh dưỡng được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để tăng năng suất cá nuôi trong ao, đìa.

6. Chăm sóc quản lý:

Hàng ngày quan sát rò rỉ xung quanh bờ ao, khung lưới cống và hoạt động của cá.

– Nếu thấy cá nuôi nổi đầu từ lúc sáng sớm thì phải cung cấp thêm nước.

– Định kỳ 10-15 ngày kiểm tra cá bằng chài, cân đong tự tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn của cá hàng ngày.

7. Thu hoạch:

Sau khi nuôi 5-6 tháng, cá đạt trọng lượng 0,5-0,6 kg/con, có thể thu hoạch cá thịt, có hai cách thu.

– Thu tỉa : tháo nước ao cạn ở mức nước 40-50cm, kéo lưới thu tỉa cá lớn.

– Thu sạch : kéo lưới bắt nhiều lần sau đó bơm cạn bắt hết số cá còn lại.

Kết luận:  Cá rô phi dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường.

Chúng ăn các loại tảo, động vật nhỏ, mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường trong ao nuôi.

Nuôi cá rô phi đơn tính trong ao nuôi tôm vụ đông xuân vừa tạo ra thu nhập cho người nuôi tôm, đồng thời tạo sản phẩm ý nghĩ cho xã hội, đó là nguồn đạm tươi sống cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *