Chắc hẳn rằng bạn đang tìm hiểu về quá trình nuôi vịt và chăm sóc vịt như thế nào để vịt nhanh lớn. Tuy nhiên, liệu rằng Vịt ăn gì?, thức ăn của vịt có cần đảm bảo yếu tố hay chất dinh dưỡng nào cần thiết hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc về vấn đề này nhé.
Danh Mục Bài Viết
Vịt ăn gì?
Một chế độ ăn uống đảm bảo, phù hợp cho loài vịt cần phải đáp ứng được cơ bản những yêu cầu như: Thức ăn giàu chất Protein, giàu năng lượng, các loại thức ăn chứa nhiều Vitamin và thức ăn có chứa nhiều loại hợp chất khoáng khác nhau.
Thức ăn mang nhiều năng lượng
Loại thức ăn này còn được gọi với tên khác là Carbohydrate, nó có chứa nhiều ngũ cốc khác và có thêm những sản phẩm phụ gia đi cùng. Với những loại thức ăn thì hàm lượng Protein có trong thức ăn khoảng từ 20% và chất xơ thô có khoảng 18%.
Trung bình trong loại thức ăn này thường chứa từ 10 đến 12% chất Protein ở dạng thô, 75 đến 80% lượng Protein ở nhóm thức ăn loại này khả năng lớn là chúng sẽ không có chất lượng cao vì thiếu các loại chất như Lizin, Triptophan hay là Metionin. Trongsố đó thì hợp chất Liazin là một loại Acid amin luôn bị hạn chế trước tiên. Chính vì vậy mà bạn cũng có thể thay thế các loại thức ăn này bằng một loại thức ăn khác mà không làm giảm đi hay tăng lên quá nhiều lượng Protein vốn có bên trong thức ăn của vịt.
Hàm lượng các loại chất béo có trong thức ăn mang nhiều chất dinh dưỡng thường dao động ở mức 2 đến 5%. Tuy nhiên cũng có nhiều sản phẩm phụ gia khác bổ sung như cám lúa thì hàm lượng chất béo lại lên đến 23%.
Thóc (Lúa)
Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì lúa thóc được xem như một nguồn thức ăn chăn nuôi các loại gia súc gia cầm khá phổ biến mà giá thành của chúng cũng hợp lý. Tại các vùng chăn nuôi vịt, lúa được xem như một loại thức ăn chính và chiếm đa số các loại thức ăn để nuôi vịt. Tuy nhiên, việc chỉ nuôi vịt bằng lúa hay thóc và một số loại thức ăn thô khác thường không mang lại được hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Trong lúa (thóc) có chứa đến 2.630 – 2.860Kcal/kg năng lượng trao đổi, nó tương đương với 11-12MrJ/Kg chất thô. Bên cạnh đó, tỷ lệ Protein có trong lúa chiếm từ 7,8 đến 8,7%, tỷ lệ mỡ mỡ là 1,2 đến 3,5%, tỷ lệ chất xơ là 10 đến 12%.
Ngô
Ngô được xem là một loại thức ăn rất giàu năng lượng. Trong nó có mức trao đổi năng lượng ở khoảng 3.100 đến 3.200Kcal, tương ứng với 13 đến 13,5Mk/Kg chất khô. Trong ngô có hàm lượng Protein khoảng từ 8 đến 12%, tuy nhiên lượng chất xơ thô lại ở mức khá thấp (từ 4 đến 6%), tỷ lệ này cao hơn phần trăm mỡ trung bình của đa số các loại thức ăn nhiều năng lượng khác. Hàm lượng mỡ trong ngô cao vừa là một ưu điểm và cũng là nhược điểm vì khi sử dụng chúng trong các cách phối trộn thức ăn với nhau thì chúng sẽ dễ dàng đánh mất đi vị ngon vốn có. Còn trong trường hợp thức ăn được làm nóng lên thì các loại nấm mốc gây bệnh sẽ phát triển và vô tình làm giảm đi hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn, đồng thời nó còn xuất hiện thêm cả những loại độc tố khác như Aflotoxin.
Cao lương
Cao lượng được biết đến là một loại thực vật phổ biến ở những vùng khí hậu nhiệt đới, chúng thường được trồng chủ yếu để lấy hạt và dùng làm thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm. Hạt của cây cao lương này thường sẽ có hàm lượng Protein ở mức cao. Hàm lượng này sẽ cao hơn so với trong ngô nhưng các thành phần dinh dưỡng khác thì tỷ lệ lại thấp hơn nhiều. Trong cao lương, . Protein thô thường chiếm từ 11 đến 12%, chất xơ chiếm từ 3,1 đến 3,2%, mỡ chiếm từ 3,0 đến 3,1%,…
Thức ăn chứa nhiều Protein
Trong chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân đối dành cho vịt thì hàm lượng thức ăn chứa nhiều năng lượng thường chiếm đến con số 70%. Chính vì vậy mà các loại thức ăn chứa nhiều Protein sẽ không nên quá ngưỡng 30%. Thức ăn chứa nhiều các loại Protein dành cho vịt thường được chủ hộ chăn nuôi khai thác từ hai nguồn chủ yếu:
Protein thực vật
Thức ăn được khai thác có nguồn gốc Protein thực vật thường xuất phát từ các cây họ đậu như đậu xanh, đỗ tương, lạc,… các loại khô dầu của chúng như khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc,… Đặc điểm chung nhất của những loại thức ăn có nguồn gốc protein thực vật này là giàu các chất Protein cùng với các loại Acid amin bổ dưỡng được thay thế khác. Protein có trong các loại đậu thường rất dễ dàng để hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường và chúng còn giàu chất Lizin nên rất thuận lợi để cho vịt tiêu hóa và hấp thu chất tốt hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng các chất khác như Magie, manga hay canxi có trong loại thức ăn này cũng cao hơn tuy nhiên chúng lại nghèo ở chất Photpho.
Protein động vật
Thức ăn cho vịt được khai thác theo hướng protein động vật thường được lấy từ các chế phẩm của động vật như: Các loại bột thịt, bột tôm, bột đầu tôm, bột của cá hay là bột máu,… Đây là một nguồn thức ăn có chứa rất nhiều các chất Protein và mang nhiều loại Acid amin khác nhau mà gần như chúng không thể thay thế bằng các hợp chất khác đi cùng với các nguyên tố khoáng hay các loại Vitamin quý.
Thức ăn chứa nhiều Vitamin và các loại khoáng chất
Thức ăn có chứa nhiều các loại khoáng chất cung như nhiều loại Vitamin khác nhau thường được sử dụng phổ biến trong công việc chăn nuôi gia cầm như: Muối ăn trắng, thức ăn có chứa nhiều phốt pho, muối amoni hoặc muối từ một số vi lượng và phức hợp các loại muối có chứa thêm cả Canxi. Trong khâu tổ chức đồ ăn cho vịt, người chăn nuôi cũng cần lưu ý đến lưu lượng của các loại chất dinh dưỡng được định lượng hay ghi rõ trên các bao bì thức ăn. Điển hình một số hợp chất cơ bản thường thấy ở thức ăn cho vịt như thành phần Khoáng đa lượng (chính là các chất có gốc CaCO3) là thành phần chính trong thức ăn có bổ sung thêm canxi. Một số phức hợp các chất này có sẵn trong tự nhiên như bột làm từ vỏ trứng hay vỏ sò, các loại bột xương, đá vôi,… Thứ hai là thành phần Khoáng vi lượng, loại này chủ yếu bổ sung các chất có chứa gốc Mangan, bổ sung dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của vịt. Thứ ba là các loại thực phẩm khác có bổ sung thêm Vitamin. Các loại vitamin thường được người chăn nuôi sử dụng như vitamin D, A, E, K, PP, B1, B2,… Các loại vitamin này có tác dụng tăng cường sức đề kháng và làm tăng thêm khả năng chống Oxy hoá. Các loại vitamin này được người nuôi vịt bổ sung nhiều hơn ở trong thời kỳ vịt sinh sở hay đẻ trứng.
Cách kết hợp thức ăn cho vịt theo các giai đoạn
Cách kết hợp thức ăn cho vịt con
Đối với vịt đang còn nhỏ hay là vịt con thì tỷ lệ trộn hay các chất dinh dưỡng cần có trong thức ăn của chúng cũng khác rất nhiều so với các giai đoạn khác. Công thức hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo áp dụng mà bạn đọc có thể tham khảo như: Tỷ lệ bột ngô sử dụng khoảng từ 40 đến 50 % khối lượng thức ăn. Tỷ lệ này với cám gạo, khô dầu là từ 10 đến 20%. Đối với các loại bột xay nhuyễn cung cấp thêm canxi như bột cá, bột tôm hay vỏ trứng thì tỷ lệ này là 5 đến 10%. Với các chất có chứa thêm các loại Vitamin thì tỷ lệ khoảng 5%.
Cách kết hợp thức ăn cho vịt thịt, vịt giò
Với các loại vịt nuôi chủ đích lấy thịt hay giò thì tỷ lệ các chất được trộn trong hỗn hợp thức ăn được khuyến cáo như sau: Tỷ lệ bột ngô có trong thức ăn khoảng từ 40 đến 50% khối lượng thức ăn. Tỷ lệ cám gạo dao động trong khoảng từ 20 đến 30% khối lượng. tỷ lệ này đối với các hợp chất như khô dầu hay các loại bột cá, vỏ trứng ở thức ăn là 10 đến 15%. Các hợp chất có chứa thêm các loại vitamin thường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn dao động ở khoảng %.
Cách kết hợp thức ăn cho vịt đẻ
Đối với vịt chuẩn bị và bước vào thời kỳ đẻ trứng thì hàm lượng các chất nên có trong khẩu phần ăn cũng được thay đổi tùy theo lượng ăn hằng ngày ở mỗi đàn. Thông thường tức ăn của chúng sẽ được thêm các loại bột bổ sung canxi hay các hợp chất có chứa nhiều Vitamin, chất khoáng bổ sung thêm cho vịt mẹ.
Cách kết hợp thức ăn cho vịt nuôi giống
Với chủ các trang trại hay các nhà nuôi vịt với mục đích lấy giống vịt chăn nuôi sau này thì các kết hợp hay phối hợp trong thức ăn lại được chuẩn hoá theo một công thức đặc biệt khác. Bảng dưới đây sẽ liệt kê và chi tiết lại cho bạn đọc quan tâm về cách phối hợp thức ăn cho loại vịt này.
Các loại nguyên liệu | Tỷ lệ theo % phân bổ theo khối lượng | ||
vịt từ 0 đến 3 tuần tuổi | vịt từ 4 đến 8 tuần | vỗ béo vịt nuôi giống | |
Thóc hay Tấm | 45 – 50% | 65 – 68% | 60 – 62% |
Gạo lức | Hạn chế | Hạn chế | Khoảng 15% |
Khoai mì | 16.5 | 7 | 0 |
Cám ngô | 20.5 | 12 | 9 |
Cám gạo | 10 | 9 | 8 |
Bột cá hoặc Bột giun | 6 | 4 | 6 |
Bột đậu nành | 1 | 1 | 1 |
Gợi ý cách cho vịt ăn theo từng giai đoạn
Với vịt nuôi ở từng giai đoạn khác nhau thì ngoài khẩu phần ăn, hàm lượng các chất có trong thức ăn của chúng như thế nào thì cách người chăn nuôi cho chúng ăn theo cường độ như thế nào cũng quan trọng không kém. Bảng tổng hợp sau đây sẽ đưa ra một vài gợi ý cho bạn đọc quan tâm nhằm đạt được hiệu quả chăm vịt nuôi ở mức cao nhất nhé.
Ngày tuổi | Thức ăn (g/con/ngày) | Ngày tuổi | Thức ăn (g/con/ngày) |
1 | 3.5 | 11 | 38.5 |
2 | 7 | 12 | 42 |
3 | 10.5 | 13 | 45.5 |
4 | 14 | 14 | 49 |
5 | 17.5 | 15 | 52.5 |
6 | 21 | 16 | 56 |
7 | 24.5 | 17 | 59.5 |
8 | 28 | 18 | 62 |
9 | 34.5 | 19 | 66.5 |
10 | 35.5 | 20 | 70 |
Tuần tuổi | Lượng cho ăn (g/con/ngày) |
5-14 | 90 |
15-16 | 100 |
17-18 | 110 |
19-20 | 125 |
21-22 | 140 |
Bên cạnh việc quan tâm vào chế độ ăn uống của vịt như thế nào thì các bạn chăn nuôi vịt cũng cần lưu ý một mẹo nhỏ là luôn giữ cho máng ăn của vịt cần được xử lý và dọn dẹp thức ăn thừa trước khi thêm đồ ăn mới. Điều này vừa đảm bảo được việc tính toán cung cấp các chất cần thiết cho vịt đồng thời cũng hạn chế được các loại vi khuẩn gây hại hình thành và sinh sôi.
Bài viết trên đây chắc hẳn đã giải đáp cho bạn đọc được câu hỏi Vịt ăn gì?, kèm theo đó là nhiều những điều bổ ích khác trong cách chăm sóc quan tâm tới thức ăn của vịt. Chúc bạn đọc có được những công thức và điều bổ ích góp phần vào công cuộc chăm nuôi vịt của bạn đọc nhé.