cây sầu riêng ong biển

Sầu riêng là cây trồng có giá trinh kinh tế cao, ở nước ta sầu riêng chủ yếu được trồng ở khu vực Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong bài viết hôm nay Ong Biển xin giới thiệu với bà con quy trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng hiệu quả, năng suất.

Cây Sầu Riêng Là Gì?

Cây sầu riêng có tên khoa học là Durian, cây được trồng nhiều ở khu vực Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Campuchia… Sầu riêng có hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng làm thực phẩm. Thông thường sầu riêng được dùng để ăn tươi, làm bánh keo, phụ gia… rễ và lá làm thuốc hạ sốt, trị vàng da do gan…

Hiện tại diện tích trồng cây sầu riêng ở nước ta chiếm hơn 15.000ha, tập trung chủ yếu ở  khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long, Lâm Đồng… giống sầu riêng trồng chủ yếu ở nước ta: sầu riêng Ri6, Monthong, Chuồng bò…

 

cây sầu riêng ong biển
Sầu riêng là cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhà nông

Đặc Điểm Của Cây Sầu Riêng

Sầu riêng là cây thuộc vùng nhiệt đới, chính vì thế, nhiệt độ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển là trong khoảng từ 22 – 300C.

Đây là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập nước, chính vì thế nhà vườn cần đảm bảo lượng nước tưới cho cây vào mùa khô và hạn chế ngấp úng vào mùa mưa.

Cây sầu riêng có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để đạt năng suất, chất lượng cao thì bà con nên trồng sầu riêng ở vùng đất thịt pha cát hoặc đất phù sa, bazan…

Sầu riêng thuộc cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 25 – 30m, cây có tán lá thưa.

Rễ của cây có thể ăn sâu xuống lòng đất 7- 9m, nhưng cây rất dễ bị bất gốc khi gặp gió lớn, nên bà con cần trồng các loại cây chân gió xung quanh vườn, cũng như cần có các biện pháp chống đỡ cây trong mùa mưa bão.

Sau khi trồng khoảng 3 – 4 năm cây sẽ cho thu hoạch. Quả sầu riêng có màu xanh, xung quanh có gai nhọn, quả chín có màu vàng, bao quanh hạt sầu riêng là phần thịt quả có vị ngọt, béo, rất thơm.

Sầu riêng có mùi thơm đặc trưng với những người không quen ngửi mùi sầu riêng sẽ có cảm giác khó chịu, nhưng với những người thích ăn sầu riêng thì lại có thể gây thương nhớ.

Lá sầu riêng là lá đơn mọc so le, mặt dưới có mùa hơi vàng nâu, hoa của cây sầu riêng là hoa lưỡng tính  mọc thành từng chùm, đặc biệt hoa sầu riêng mọc ở thân cây, thân cành chứ không mọc ở hoa ở đầu cành như những loài cây khác.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng

1.Nhân giống cây sầu riêng

Có nhiều cách để nhân giống cây sầu riêng, việc tự nhân giống sầu riêng sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư, chất lượng giống tốt hơn.

1.1 Nhân giống bằng phương pháp hữu tính

Phương pháp này bà con sử dụng hạt sầu riêng để nhân giống bằn cách ươm hạt. Bà con chọn những hạt từ những quả cơm vàng, không sâu bệnh, hạt bụ bẫm, rồi ươm vào bầu hặc gieo trực tiếp xuống hố trồng.

Mỗi hố như vậy bà con gieo từ 2 – 3 hạt, khi cây phát triển bà con chọn cây phát triển khỏe, mạnh nhất, loại bỏ các cây kém phát triển, chỉ để lại 1 cây/hố trồng.

Phương pháp nhân giống này ít được bà con nhà nông sử dụng bởi cây sầu riêng nhân giống bằng phương pháp hữu tính cho thu hoạch muộn, phải từ 8 – 9 năm cây mới bắt đầu cho thu hoạch.

1.2 Nhân giống bằng phương pháp vô tính : ghép cành chữ U, T

Về ghép cành chữ U: Ở trên gốc ghép, bà con dùng dao sắc nhọn tạo hình chữ U, bà con cẩn thận khi tạo hình không được chạm vào phần gỗ lõi bên trong. Sau đó tách ở trên cây mẹ một mắt ghép sao bằng với vết cắt ở trên gốc ghép. Sau đó đặt mắt ghép lên gốc ghép rồi lấy dây nilon quấn chặt mắt ghép lại.

Với cách ghép chữ T, hay tam giác đều làm tương tự cách làm với mắt ghép chữ U.

1.3 Nhân giống bằng tháp cành: có 2 phương pháp tháp cành chính: tháp nêm ( ghép nêm) và tháp ngọn ( ghép ngọn)

Đối với phương pháp ghép nêm bà con nên sử dụng gốc tháp khoảng 3 – 5 tháng tuổi, phần thân thật có đường kính khoảng 4 – 5cm. Cành ghép chọn cành còn non, màu xanh nhạt đường kính 4 – 5mm, dài khoảng 30cm, chon cành mọc từ các cành chính hay từ thân chính.

Đối với tháp ngọn: bà con sử dụng tháp từ 2 – 4 tháng tuổi, trước ngày ghép bà con chuẩn bị tháp ghép trước 10 – 20 ngày.

1.4 Chiết cành sầu riêng

Bà con nên chiết cành giữa mùa mưa, cành chiết là những cành khỏe mạnh, sạch sâu bệnh nên chọn các cành mới chuyển từ giai đoạn cành non qua trưởng thành, lá ở đọt chưa nở hết.

Xem Thêm:   Các Loài Sâu Bệnh Thường Trú Ẩn Ở Đâu? Sâu Bệnh Hại Cây Ăn Quả

Cách làm bà con dùng dao sắc khoanh một đoạn vỏ khoảng từ 5 – 9cm, tùy vào kích thước của cành chiết để diều chỉnh.

Chỗ khoanh vỏ cách ngọn cành khoảng 60 – 70cm.  Sau đó bà con loại bỏ phần tượng tầng (phần nhầy) ở trên vết cắt, phần này thường rất mỏng nên bà con cần  làm cẩn thận để tránh làm tổn thương lỏi cât khiến cành chiết bị thối.

Sử dụng đất bùn, xơ dừa… để tạo thành giá thể bọc quanh, tạo thành bầu to ở xung quanh chỗ chiết.  Rồi dùng bao bố, nilon… bao lại.

Bà con cần thường xuyên thăm vườn, những ngày mưa không cần phải tưới nước, nhưng những ngày nắng bà con cần cung cấp độ ẩm, tránh để bầu chiết bị khô. Sau khi bầu chiết ra rễ bà con có thể đưa ra trồng.
nhân giống sầu riêng

Việc tự nhân giống sầu riêng giúp bà con giảm được chi phí đầu tư cũng như đảm bảo nguồn giống khỏe manh

2.Kỹ thuật trồng Sầu Riêng

Sau khi chọn được giống cây khỏe, chất lượng, sạch sâu bệnh bà con tiến hành trồng mới. Thường bà con nên chọn cây giống thẳng, rễ phát triển tốt, có từ 3 cành trở lên, cây giống cao khoảng 80cm, đường kính cây giống khoảng 0,8cm trở lên.

Bà con lưu ý bà con tiến hành đào hố, bón lót trước khi trồng khoảng 15-20 ngày bằng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh. Trong quá trình đó bà con tiến hành giữ ẩm cho hố.

Bà con nên trồng thưa để vườn cây được thông thoáng, cây khỏe mạnh, mật độ 70 – 100 cây /ha, khoảng cách 10 – 12m/cây.

– Bước 1:Trước khi trồng mới bà con nên đảo phân ở trong hố từ trên xuống dưới, ngoài vào trong cho phân được đều khắp hố.

– Bước 2: Ở trong hố trồng bà con tạo điểm đặt cây sầu riêng, tùy theo kích thước của bầu để bà con tạo hố cho phù hợp. Ở giữa hố trồng bà con đào một lỗ sâu khoảng 20cm, có đường kính lớn hơn bầu ươm 1 – 2cm.

– Bước 3: Bà con dùng dao hoặc kéo sắc cắt bỏ phần rễ thừa, rễ cong. Sau đó nhẹ nhàng rạch một đường dài dọc bao bầu cẩn thận không làm bể bầu. Đặt bầu cây vào hố trồng, sao cho mặt bầu cao hơn miệng hố khoảng 2 – 3cm. Rồi nhẹ nhàng tách vỏ bầu ra khỏi bầu ươm, tránh làm hư hại bộ rễ cây.

Khi đặt bầu bà con cố gắng đặt cho cây giống thẳng, không nên đặt bầu ươm quá nông hoặc quá cạn.

–    Bước 4:  Bà con phủ đất lên mô mà nén chặt, bà con nên phủ đất ở ngoài thấp hơn miệng bầu khoảng 1 – 2m để khi tưới,nước không bị đọng lại ở rễ cây.

–    Bước 5: Cắm cọc giữ cây
Bà con có thể sử dụng cọc tre, nứa, gỗ… dài khoảng 1 – 2m, có đường kính 2-3cm  tùy theo kích thước của cây giống đẻ làm giá đỡ cho cây.

–    Bước 6: Tưới nước sau khi trồng, bà con tiến hành tưới nước, giữ độ ẩm cho cây sau khi trồng.

–    Bước 7: Che nắng. Bà con có thể sử dụng lá chuối, cây, lá dừa khô… để tiến  hành che nắng cho cây con mới trồng, đồng thời bà con sử dụng rơm,, lá cay khô… để tủ gốc giữ ẩm cho cây.

Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng

Các khái niệm cần biết

Khi bón phân cho cây sầu riêng bà con cần xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nhu cầu dinh dưỡng của cây thay đổi theo giai đoạn phát triển, thổ nhưỡng, năng suất của cây.  Chính vì thế tùy thuộc vào khả nắng sinh trưởng của cây mà bà con điều chỉnh lượng bón cho phù hợp.

Về nhu cầu dinh dưỡng, cây sâu riêng cần đầy đủ đa, trung, vi lượng đặc biệt là nhu cầu về kali.

–    Đạm (N):  là một trong số nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây. Đặc biệt là lá, thân, cành, quả, hạt….Nếu thiếu đạm lá cây sẽ bị vàng, rụng còn thừa đạm cây dễ bị sâu hại tấn công, khả năng đậu quả thấp, rụng quả nhiều, quả phát triển không bình thường, mất gai, nứt quả….

–    Lân ( P): nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng tương đối thấp, nhưng nếu thiếu lân lá sẽ chuyển màu xỉn, mép của lá non bị cháy đỏ, nếu thiếu lân nặng thì lá cây sẽ bị rụng và cành sẽ bị kho chết.

–    Kali ( K):  K đặc biệt quan trọng đối  với cây khi ra quả. Cây được cung cấp đủ sầu riêng sẽ cho chất lượng quả cao, thịt quả thơm, ngon. Ngoài ra K còn giúp cây chắc không bị đổ ngã, tăng khả năng chống chịu của cây trước thới tiết. Nếu thiếu K mép sẽ có màu vàng cam rồi xám nâu rồi khô và rụng.

Về phân bón bà con nên sử dụng loại phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh để để bón cho cây, giúp cây phát triển bền vững, môi trường canh tác, đất được cải tạo tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng, năng suất, giá trị của sầu riêng.

Việc sử dụng  phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh … sẽ tạo được chất đệm tốt, cải tạo đất hiệu quả, khiến đất tơi xốp, khả năng giữ ẩm cao, tăng hàm lượng hữu cơ trong đất. Tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển, từ đó giúp cây trồng phát triển tự nhiên tăng sức đề kháng.

Xem Thêm:   Cây Siro | Công Dụng & Kỹ Thuật Trồng Chăm Sóc Chi Tiết

Bà con nên hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV, bởi nếu bà con sử dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV trong thời gian dài sẽ khiến môi trường canh tác, đất bị thoái hóa, bạc màu, các vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt, khiến chất lượng, năng suất của cây sầu riêng giảm.

Thuốc BVTV là một trong những nguyên nhân chính là giảm chất lượng của trái sầu riêng, việc hạn chết thuốc BVTV sẽ giúp bà con phát triển cây sầu riêng bền vững, cho lợi ích kinh tế cao.

Kỹ thuật bón phân

–    Thời kỳ bón phân cho cây sầu riêng. Vì cây sầu riêng là cây thân gõ lớn, tán rộng, bộ rễ phát triển mạnh nên nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng rất cao. Chính vì thế bà con cần bón lượng phân bón cao hơn so với các cây trồng khác.

+ Giai đoạn kiến thiết ( trồng mới ):

Khi làm bồn nên bón lót từ 2 đến 3 kg phân bón hữu cơ sinh học OBI-Ong Biển 3 đặc biệt/hố và tưới nước đầy bồn, sau 20 – 30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng đề kháng sâu bệnh hại về sau.

Trong thời gian chờ xuống giống phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm hố sầu riêng để phân bón OBI-Ong Biển phát huy tác dụng cao nhất.

+  Giai đoạn sầu riêng tơ ( từ 1 đến 3 năm )

Chia làm 6 lần bón 3 lần mùa nắng 3 lần mùa mưa mỗi lần bón cách nhau 2 tháng. Số lượng bón cụ thể như sau :

Năm đầu tiên : Sử dụng 6 đến 8 kg / cây phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 3 đặc biệt chia làm 6 lần bón, bón cách gốc 20 đến 30 cm tưới dẫm nước.

Năm thứ 2 và 3 : Sử dụng sản phẩm OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 8 đến 15 kg /cây chia làm 6 lần bón trong năm.

+  Năm cho trái : chia làm 4 lần bón:

Lần 1: Sau thu hoạch, tỉa cành bón sử dụng sản phẩm OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 4 – 5kg / gốc, tưới nước sau khi bón phân nhằm tạo bộ lá khỏe mạnh và xum xuê trong thời gian ngắn nhất.

Lần 2: Trước khi cây ra hoa 25 – 30 ngày : thúc ra hoa sử dụng sản phẩm OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 4 – 5kg / gốc .

Lần 3:  Khi cây hình thành trái nhỏ (bằng quả chôm chôm) : Sử dụng sản phẩm OBI-Ong biển 4 khoáng 4 – 5kg / gốc giúp trái phát triển nhanh và có chất lượng cao

Lần 4: Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch bổ sung OBI-Ong biển 4 khoáng 4 – 5kg / gốc giúp trái phát triển đều đẹp và không bị sượng

– Lượng phân cho các năm tiếp theo sẽ tăng dần 10 – 15% cho cây sầu riêng khi cho trái ổn định (10 – 12 năm tuổi).
bón-phân-cho-sầu-rieng

Tưới nước cho cây sầu riêng

Sầu riêng là cây ưa ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng, vì thế bà con cần có chế độ tưới nước hợp lý cho cây.

Bà con cần chú ý tạo mương thoát nước cho vườn, để mùa mưa nước không bị ngập úng , mùa nắng làm nơi dự trữ nước, giúp điều hòa lượng nước tưới trong vườn, bà cpn cũng chủ động được nguồn nước tưới.

Đối với cây mới trông, cây nhỏ thì bà con cần tủ gốc, tưới nước giữ ẩm cho cây, nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây sẽ không phát triển được, héo, chết cây.

Trong thời kì trước khi ra hoa, khoảng 2-3 ngày bà con nên tưới nước một lần, nhưng lượng nước tưới lại giảm xuống bởi trong thời kì này nhu cầu nước tưới của cây không cao.

Đến thời kì đậu quả nhu cầu nước tưới của cay cao, nên thời kỳ này bà con cần phải cung cấp đủ nước cho cây. Nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây sẽ bị rụng trái.

Ở thời kì trái chín, nhu cầu độ ẩm của cây lại giảm, nên bà con cần điều chỉnh lượng nước tưới. Trong thời kì này nếu bà con tưới quá nhiều nước thì trái sẽ chín muộn.

Thụ phấn cho cây sầu riêng

Việc bà con chủ động thu phấn sẽ giúp cây đậu trái nhiều hơn, cho năng suất cao hơn.

Để thụ phấn cho cây sầu riêng bà con cần có: dụng cụ đựng hoa ( dĩa thủy tinh, dĩa sứ, nhựa…lau khô, sạch sẽ); vải màn che phấn, cây cọ ( bút lông, bông gòn…)

Bà con nên thụ phấn vào buổi chiều ( khoảng 17h) bởi đây là thời điểm mà các bông hoa sầu riêng nở. Thời điểm lấy phấn hoa thích hợp nhất là vào khoảng từ 19h. bởi đây là thời điểm mà các  bao phấn của hị đực nở tung phấn. Nếu bà con không lấy phấn kịp trong khoảng 4h đồng hồ hoa sẽ bị rụng.

Khi lấy phấn hoa bà con nên chọn các hoa khỏe, không sâu bệnh, bà con cắt các hoa sắp nở cho quá trình thực hiện, cắt các hùm hoa nhị  đực cho vào chén thủy tinh, dĩa sứ, nhựa… rồi dùng vải màn đã chuẩn bị trùm lại để ở nơi khô ráo, tránh bị ẩm thấp.

Bà con cũng có thể thực hiện thụ phấn bổ sung cho cây, thời điểm thích hợp để thụ phấn bổ sung là vào khoảng 20 – 22h đêm. Bà con dùng cây cọ( bút lông, bông gòn…) quét phấn hoa vào muốm nhụy. Bà con cần thực hiện nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đầu nhụy hoa.

Ngoài ra bà con nên trồng nhiều giống sầu riêng trong vườn việc thụ phấn chéo sẽ giúp tăng khả năng đậu trái. Bà con không nên phun thuốc trừ sâu, thuôc BVTV trong thời điểm này bởi đây là thời điểm cây trồng thu hút sự chú ý của các loại côn trùng, chính vì thế quá trình thụ phấn sẽ được diễn ra thuận  lợi hơn.

Xem Thêm:   Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Chi Tiết Nhất | Quả To Ít Bệnh Hại

Tỉa cành tạo tán cho cây sầu riêng

Để cây phát triển cân đối, cho năng suất cao việc tỉa cành tạo tán là rất quan trọng. Bà con có thể sử dụng kéo, cưa, kéo cắt cành loại dài.. để thực hiện việc tỉa cành tạo tán cho cây.

–    Các cành sâu bệnh, cành thừa, cành chậm phát triển, không có khả năng cho trái… thì bà con nên cắt bỏ để dinh dưỡng của cây tập trung nuôi các cành có khả năng cho trái, cành khỏe.

Việc cắt bỏ cành cũng giúp  tán cây thông thoáng, tăng khả năng quan hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại.

Ngoài ra việc tỉa cành tạo tán còn giúp bộ khung của cây khỏe hơn, các cành được phân bố đều, cây không bị đổ ngã khi gặp gió lớn.

–    Khi tiến hành tỉa cành, tạo tán cho cây, trước hết bà con cần định hình tán của cây, đối với một cây sầu riêng khỏe mạnh thì sẽ có một thân cây chính mọc thẳng, có 5 – 6 cành cấp 1, tán mọc đều các hướng, cân đối.

–    Bà con cần cắt bỏ  chòi mọc từ gốc ghép, các cành gần  mặt đất ( cắt cành cách mặt đất dưới 60 – 70 cm). Nếu cá cành mọc cùng một vị trí thì bà con nên cắt bỏ, chỉ để lại cành khỏe nhất. các cành mọc đứng trong tán ốm yếu, sâu bệnh cũng cần được loại bỏ.

Khi cây cao được khoảng  7- 8m bà con nên cắt bỏ ngọn cây để giới hại chiều cao của cây ( cách ngọn khoảng 1,5m).

–    Sau khi cắt cành, bà con cần vệ sinh vết cắt bằng  việc quét vôi, sơn,  hoặc dùng băng keo, nilon quấn vết cắt lại để không bị nấm bệnh tấn công.

Bà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh hại để có phương án xử lý kịp thời tránh lây lan.

Sâu bệnh hại trên cây sầu riêng

Sầu riêng là cây có giá trị kinh tế cao, dễ bị sâu bệnh hại tấn công nên bà con cần phải chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh hại tấn công cây,ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và khả năng sinh trưởng của cây.

Một số sâu bệnh hại thường xuất hiện trên cây sầu riêng: Rầy phấn; nhện  đỏ, rầy lửa; sâu đục thân, đục cành; các bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây nên; thối vỏ chảy nhựa…
sâu-bệnh-hại-cây-sầu-riêng
Việc phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây sầu riêng đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến chất lượng trái sầu riêng

–    Rầy phấn (Bemisia tabaci)  thường gây hại bằng cách chích hút nhựa cây, ở trên cây những vùng bị rầy chích hút là môi trường thuận lợi lây lan, phát triển của virus, vi khuẩn hại cây. Rầy phấn trưởng thành dài khoảng 0,8-1,5mm, ở thân phủ lớp phấn trắng, rầy thường bám ở mặt dưới của lá, các ngọn non để gâu hại.

–    Nhện  đỏ (Tetranychus urticae), rầy lửa (Thrips palmi):  thường gây hại cho cây sầu riêng vào mùa khô, mùa mưa ít gây hại hơn. Loại này thường bám vào mặt sau của lá, ngọn cây để chích hút nhựa, những chỗ bị rầy chích hút xuất hiện các đốm nhở như hạt cám khiến lá khô và rụng, đọt và xoăn, biến dạng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây.

Nhện  đỏ, rầy lửa thời kì non có kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 1mm, thân dài, cánh là những sợi tơ mỏng. Khi trưởng thành sâu có màu nâu nhạt hoặc màu đen.

–    Sâu đục thân, đục cành sầu riêng

Sâu đục thân trưởng thành thường có màu nâu, dài khoảng 30mm, ở trên thân có lông màu xám, sâu non có thân màu trắng sữa. Sâu đục thân trưởng thành đẻ trúng vào kẽ thân cây, vết nứt trên nhánh. Đây cũng là nơi bắt đầu gây hại của sâu non, từ các kẽ, vết nứt này sâu non bắt đầu tấn công phá hoại cây.

Sâu gây hại bằng cách đục khoét cành, thân của cây sầu riêng, vì sâu non di chuyển ở bên trong thân cây không có đường di chuyển cụ thể và không thải phân ra bên ngoài nên nhà vườn rất khó phát hiện.

Sâu gây hại khiến cây dễ bị đổ gãy, nặng cây sầu riêng sẽ bị khô và chết.

–    Các bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây nên.

Nấm Phytophthora palmivora là nguyên nhân gây nhiều bệnh khác nhau trên cây sầu riêng: thối rễ, xỉ mủ, chảy nhựa, chảy gôm, nứt thân…. Nấm gây hại trên nhiều bộ phận khác nhau: lá, thân, quả, rễ hoa…

Nấm Phytophthora palmivora thường có ở trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi: gió lớn, mưa, ngập úng.. nấm sẽ phát triển rồi lây lan khắp vườn.

Để hạn chế nấm Phytophthora palmivora lây lan,phát triển trong vườn bà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện nấm bệnh, chú ý vệ sinh vườn thường xuyên.

Để cây sầu riêng cho năng suất, chất lượng cao bà con cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp trồng và chăm sóc khác nhau, đặc biệt bà con nên chuyển đổi phương thức canh tác truyền thống sang canh tác hữu cơ bền vững, cải tạo đất canh tác tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *