Nói đến nuôi lợn không còn xa lạ gì với bà con nông dân. Nhưng làm thế nào để cho lợn có nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, lớn nhanh khỏe và với chi phí thấp thì lại ít người biết. Hôm nay Thành Công Farm xin chia sẻ cho quý bạn những bí quyết nuôi lợn tốn ít chi phí nhưng lợn vẫn phát triển tốt nhé.

Vậy còn chờ gì mà không tìm hiểu ngay nào.

Hiểu về thức ăn cho Heo

Trước khi đi vào tìm hiểu cách chế biến và ủ thức ăn cho lợn hãy xem có bao nhiêu loại thức ăn cho lợn nhé các bạn.

Các loại thức ăn cho lợn

  1. Thức ăn tự trộn
  2. Thức ăn hỗn hợp toàn phần
  3. Thức ăn đậm đặc.
  4. Thức ăn chế biến bổ sung

Với thức ăn tự trộn lại chia thành các loại:

  • Thức ăn nguồn gốc thực vật
  • Thức ăn nguồn gốc động vật
  • Thức ăn bổ sung khoáng chất
  • Thức ăn bổ sung đặc biệt vitamin, vi sinh vật, kháng sinh liều thấp

Ưu Nhược điểm của những loại thức ăn chính

Thức ăn tự trộn:

Ưu điểm: Chi phí thấp, được phối trộn theo ý muốn của người nuôi, chủ động lựa chọn và tận dụng được nguyên liệu tại địa phương.
Bất lợi:Tốn công lao động ( để thu mua và trộn các loại nguyên liệu theo các công thức khác nhau để phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của heo)
Do phải mua từng loại nguyên liệu với khối lượng nhỏ nên khó kiểm soát được chất lượng, độ an toàn vệ sinh của thức ăn
Thức ăn sau khi trộn thường chỉ bảo quản được trong thời gian ngắn.

Thức ăn đậm đặc

Ưu điểm:
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cân đối
Nguyên liệu đầu vào được kiểm soát, xử lý chặt chẽ nên đảm bảo được chất lượng, thời gian bảo quản cao.
Tiện dụng, tiết kiệm thời gian (giảm được công lao động mua gom thực liệu để tự trộn).

Bất lợi: 

  • Giá thành cao
  • Có hàm lượng dinh dưỡng tăng trưởng cao, chất lượng thịt không đảm bảo
  • Có nhiều hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc

Chế biến thức ăn cho lợn mau lớn

Tại sao phải ủ thức ăn cho lợn?

  • Giúp đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt, tăng cân nhanh
  • Giảm bớt lượng thức ăn từ đó giảm chi phí chăn nuôi
  • Tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp giá rẻ như ngô, khoai, rau, cám… để chế biến thức ăn cho lợn
  • Tăng cường vi sinh vật có lợi cho đường ruột, cải thiện tiêu hóa làm tăng sức đề kháng và giảm chi phí thuốc men
  • Giảm ô nhiễm môi trường
Xem Thêm:   Cám Gà Con Loại Nào Tốt? 10 Thương Hiệu Cám Gà Con Tốt Nhất

Ấu trùng ruồi lính đen – nguồn sinh dưỡng tuyệt vời cho Heo

Hiện tại chúng tôi cung cấp Trứng Ruồi Lính Đen chi phí siêu rẻ và ổn định Chỉ 350k/100g Trứng. Bạn cần mua hãy liên hệ: 0869377629

Bột ấu trùng ruồi lính đen được coi như một thành phần thích hợp trong chế độ ăn uống của heo, đặc biệt giá trị vì hàm lượng axít amin, lipid và canxi của nó. Mặc dù vậy, hàm lượng tro lớn và việc thiếu hụt tương đối methionine, cysteine và threonine yêu cầu phải sử dụng bột ấu trùng RLĐ trong một chế độ ăn uống cân bằng. Mùi vị của bột ấu trùng cũng đem lại cảm giác ngon miệng cho heo tương tự như chế độ ăn uống từ đậu nành

Bột tiền nhộng ruồi lính đen khô được sử dụng cho heo mới cai sữa như là nguồn thay thế (0, 50, hoặc 100%) plasma khô (5% trong giai đoạn đầu, 2,5% trong giai đoạn hai và 0% trong giai đoạn ba), có hoặc không bổ sung axít amin.

Nếu không bổ sung axít amin, 50% chế độ ăn đem lại hiệu quả tốt hơn chút ít trong giai đoạn đầu (đạt thêm 4%, hiệu quả thức ăn tăng 9%). Mặc dù vậy, 100% các chế độ ăn đều không đem lại kết quả tốt bởi hiệu suất tổng thể giảm từ 3 đến 13%. Chúng ta có thể cần các sản phẩm tinh chế bổ sung (đã được loại bỏ lớp biểu bì và chiết xuất) để giúp tiền nhộng RLĐ thích hợp sử dụng cho heo con mới cai sữa

Bạn có thể tham khảo bài viết : Cách nuôi ruồi lính đen đơn giản.

Nguyên liệu ủ thức ăn 

  • Bột ấu trừng ruồi lính đen, Bột tiền nhộng ruồi lính đen. Có thể nghiền tươi cũng có giá trị dinh dưỡng tương đương.
  • Thức ăn giàu tinh bột: tấm, cám gạo, cám ngô, khoai, bã sắn… nên phối trộn 2 hoặc 3 loại để đạt hiệu quả cao hơn.

Nguyên liệu chính tốt nhất là bột ngô do cách ủ cám ngô chua đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao . Tùy điều kiện có thể chỉ sử dụng riêng bột ngô hoặc phối hợp thêm một phần cám gạo, bột sắn… nhưng tỉ lệ bột ngô tối thiểu từ 60 -65% trong hỗn hợp.

  • Bột sắn: không quá 30% trong hỗn hợp
  • Bã đậu, bã sẵn: không quá 25% trong hỗn hợp.
  • Men vi sinh V1.

Cách ủ thức ăn cho lợn chuẩn

Ủ ướt ( Lên Men Ướt):

Hướng dẫn lên men ướt cho 100 kg hỗn hợp

  • Sử dụng 0,5 kg men vi sinh v1, Bột ấu trùng và 4 kg bột ngô (hoặc cám gạo) cho vào thùng chứa 100 lít nước sạch, khuấy đều và để trong 1 tiếng
  • Trộn đều số bột còn lại rồi đổ từ từ vào thùng hỗn hợp phía trên. Quan sát nước hơi ngập mặt bột là được, nếu thấy ít nước có thể cho thêm và khuấy đều
  • Để hỗn hợp nghỉ trong 4 -5 tiếng rồi mới đậy kín lại
  • Để thùng ủ thức ăn cho lợn ở nơi ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè để quá trình ủ chua được tốt
  • Nếu nhiệt độ trên 30 độ thời gian ủ khoảng 1 ngày, nhiệt độ dưới 30 độ thì ủ từ 1-2 ngày cho đến khi thức ăn có mùi thơm và chua nhẹ là đạt điều kiện.
Xem Thêm:   10+ Các Giống Gà Hiện Nay Mang Lại Giá Trị Kinh Tế Cao

Ủ khô ( Lên Men Khô)

Hướng dẫn lên men khô cho 100 kg hỗn hợp.

  • Đối với cách ủ thức ăn cho lợn này nên ủ lượng thức ăn ăn trong 1 ngày vào 1 thùng hoặc 1 túi.
  • Sử dụng 0,5 kg men vi sinh v1, 10kg bột ấu trùng và 2 kg bột ngô (hoặc cám gạo) cho vào thùng chứa 40 -45 lít nước sạch, khuấy đều và để trong 1 tiếng
  • Trộn đều hỗn hợp còn lại, rồi đổ vào hỗn hợp trên, đánh tơi để hỗn hợp đạt độ ẩm đồng đều.
  • Đúc hỗn hợp vào thùng hoặc bao tải nhưng không được nèn chặt, đậy kín sau 5 -6 tiếng để hở miệng
  • Nhiệt độ cao trên 30 độ sẽ ủ trong 24-36 giờ, nhiệt độ dưới 25 độ cần 36 -48 giờ cho tới khi thức ăn có mùi thơm và chua nhẹ thì đạt tiêu chuẩn.

Hiện tại chúng tôi cung cấp Trứng Ruồi Lính Đen chi phí siêu rẻ và ổn định Chỉ 350k/100g Trứng. Bạn cần mua hãy liên hệ: 0869377629

Những loại lợn có thể ăn thức ăn này

  • Lợn thịt
  • Lợn rừng
  • Lợn nái
  • Lợn con
  • Lợn nái sinh sản
  • Lợn nái hậu bị
  • lợn con sau cai sữa
  • Lợn thức ăn lợn đực giống

Một số lưu ý trong cách sử dụng thức ăn, nước uống:

 

  1.  Nếu tự pha trộn thức ăn, cần lựa chọn nguồn thực liệu mới, có mùi thơm đặc trưng, không bị ẩm mốc … và chọn nơi cung cấp đảm bảo có chất lượng ổn định.
  2.  Nếu sử dụng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn đạm đặc cần lưu ý thời hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu bảo quản và không nên tự gia giảm hay bổ sung thêm thức ăn khác ngoài phần hướng dẫn của nơi sản xuất.
  3. Cần duy trì ổn định loại thức ăn sử dụng và cách cho ăn. Nguyên tắc chung là nên hạn chế việc thay đổi thức ăn. Nấu phải đổi thức ăn thì cần chuyển dần từ ít đến nhiều, tránh đổi đột ngột có thể làm heo bị rối loạn tiêu hoá.
  4. Trong quá trình chăn nuôi, việc theo dõi trọng lượng heo là rất cần thiết để đánh giá sức tăng trọng, sinh sản nhằm tăng giảm khẩu phần, điều chỉnh thành phần dinh dưỡng trong thức ăn và cũng rất cần thiết để định lượng thuốc khi cần pha, trộn trong thức ăn, nước uống để phòng trị bệnh. Dùng cân để biết trọng lượng là chính xác nhất; tuy nhiên, trong thực tế chăn nuôi phổ biến ở nông hộ thì có thể sử dụng cách đo vòng ngực và chiều dài thân của heo nái rồi quy chiếu ra trọng lượng.
  5. Tập quán chăn nuôi heo ở nhiều nơi cho ăn khá nhiều rau là không cần thiết, nhất là khi nuôi các giống heo cao sản vì rau có khối lượng lớn nhưng chức năng dinh dưỡng thấp, chủ yếu là chất xơ và nước. Nếu cho ăn rau xanh thì hàng ngày chỉ cho mỗi heo nái ăn khoảng 0,5 kg – 0,8 kg rau xanh tuỳ theo thể trọng lớn, nhỏ. Tương tự, việc dùng hèm để nuôi heo sinh sản cũng không thích hợp vì heo nái ăn hèm nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến bào thai.
  6. Cách cấp thức ăn cho heo tốt nhất là ở dạng khô hoặc sệt kết hợp với sử dụng núm uống tự chảy. Không nên cho ăn thức ăn lỏng, nấu chín vì vừa tốn công và nhiên liệu để nấu lại không cung cấp đủ số lượng, chất dinh dưỡng theo nhu cầu của heo (do phần nước nhiều làm heo mau no nhưng chưa đủ nhu cầu chất khô) ; nhất là khi nuôi với quy mô lớn.
  7. Nguồn nước uống cho heo phải tuyệt đối sạch, không nhiễm phèn, mặn. Do đó, cần kiểm tra kỹ chất lượng nguồn nước sử dụng để có biện pháp lọc và khử trùng. Nước uống cho heo nên cấp bằng thiết bị núm uống tự chảy vì phù hợp với nhu cầu uống nước của heo trong từng lúc và việc dùng núm uống còn giúp thuận tiện xử lý nước trước khi cho uống, khi dùng phòng trị bệnh hoặc các chế phẩm premix có thể pha đúng liều lượng theo thể trọng đàn heo trong từng ngày và còn giúp môi trường chuồng nuôi khô ráo, không bị đọng nước, ẩm thấp.
  8. Tương tự, nguồn nước dùng tắm rửa cũng cần phải sạch để ngăn ngừa các bệnh ngoài da, viêm mắt … Ngoài ra, nên hạn chế tắm heo do thao tác dội tắm kích thích heo tăng sinh nhiệt làm tích luỹ mỡ dưới da. Tốt nhất chỉ tắm một lần mỗi ngày hoặc mỗi ngày 2 lần ; tuy nhiên, để có thể giảm số lần tắm heo thì môi trường chuồng trại cần phải thoáng mát, sạch sẽ. Nếu nuôi heo bằng chuồng lồng thì rất thuận tiện cho việc áp dụng cách tắm tiết kiệm nước và công lao động bằng hệ thống ống phun sương, ống nhỏ giọt nước.
Xem Thêm:   Cách Nuôi Gà Con Lớn Nhanh Ít Bệnh Đơn Giản Nhất Tại Nhà

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết, Để lại bình luận cho thành công farm biết nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *